Năm 2011, với mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chính phủ Việt Nam đã thi hành chính sách tài khóa thắt chặt bằng các biện pháp tăng thu ngân sách, phấn đấu giảm bội chi ngân sách xuống dướ

Một phần của tài liệu Li_Noi_Du (Trang 26 - 27)

sách tài khóa thắt chặt bằng các biện pháp tăng thu ngân sách, phấn đấu giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP, cắt giảm đầu tư công, tập trung giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Đồng thời, Chính phủ sẽ rà sốt lại nợ của Chính phủ, nợ quốc gia, khơng mở rộng đối tượng được Chính phủ bảo lãnh vay vốn. Năm 2012, Việt Nam tiếp tục chính sách tài khóa thắt chặt với nỗ lực kiềm hãm lạm phát ở mức một con số. AE G E1 AE1 AE0 Y Y0 Y1 P E0 E1 450 P1 P0 Y Y1 Y0 0 0 E0

Chi tiêu chính phủ tăng lên một lượng ∆G làm cho tổng chi tiêu tăng lên một lượng tương ứng, đường AE dịch chuyển lên trên. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế khi đó đã tăng lên một lượng là (m.∆G)

Được sử dụng khi nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản xuất, giá cả leo thang, lạm phát tăng cao, nền kinh tế đang ở trạng thái phát triển nóng. Khi đó, chính phủ sẽ thơng qua việc cắt giảm chi tiêu chính phủ hay tăng thuế để cắt giảm tổng cầu, kiềm chế lạm phát. Cơ chế tác động tương tự như chính sách tài khóa mở rộng.

Cơ chế tự ổn định: đây là những thay đổi trong chính sách tài khóa mà các nhà hoạch định kinh tế khơng cần có bất kì hành động điều chỉnh nào. Tuy nhiên cơ chế tự ổn định ở các nước đều khơng đủ mạnh để loại bỏ hồn tồn những biến động kinh tế trong ngắn hạn.

Cơ chế tự điều chỉnh quan trọng nhất là hệ thống thuế. Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập từ thuế của chính phủ giảm do hầu hết các loại thuế đều liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập các nhân…Sự cắt giảm thuế tự động sẽ có tác dụng kích thích tổng cầu, thu hẹp biên độ của chu kì kinh doanh.

Một số khoản chi tiêu chính phủ như trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội hay hỗ trợ thu nhập,…cũng hoạt động như một cơ chế tự ổn định. Khi kinh tế suy thoái, các khoản chi kia tăng lên làm chi tiêu chính phủ tăng, tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng, kích thích tổng cầu.

Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ19.

Cán cân ngân sách chính phủ là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập mà chính phủ nhận được và tất cả các khoản mục mà chính phủ đã chi tiêu trong một thời gian nhất định. Do thu nhập chủ yếu của chính phủ là từ thuế nên một cách tương đương, cán cân ngân sách được tính bằng thuế rịng trừ đi chi tiêu chính phủ.

Một phần của tài liệu Li_Noi_Du (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)