II. Thực hành phân tích giai đoạn 2012-2013.
CHƯƠNG IV:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 Lịch sử phát triển Thị trường chứng khoán
1. Lịch sử phát triển Thị trường chứng khoán
Thế kỷ thứ 15 ở tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại một số khu như quán cà phê để trao đổi mua bán các loại hàng hố như nơng sản, khống sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Ðiểm đặc biệt ở đây là các thương gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, khơng có hàng hố thật nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng trao đổi mua bán ngay hoặc cho tương lai.
Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ là một nhóm người và sau đó đơng dần cho đến khi nó thực sự thành một khu chợ riêng. Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó hàng tuần rồi rút ngắn còn hàng ngày, các thương gia thống nhất với nhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này trở thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứng khốn hình thành từ đó.
Như vậy, thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ thứ 15.Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoán và một số thị trường khác.
Quá trình hình thành và phát triển của thị tường chứng khoán thế giới đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đến "ngày thứ sáu đen tối" vào ngày 29-10-1929 là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề.Cuộc khủng hoảng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ sau hai năm, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường.