(Tb 1 giờ) Nồng độ các chất ô nhiễm Lượt xe vận chuyển/ngày E
Nồng độ bụi tại các khoảng cách QCVN
05:2013/BTNMT 10m 20m 30m 50m 06:2009/BTNMT Bụi 33 1,0354 0,9390 0,2926 0,3234 0,1302 300 Khí SO2 33 2,3871 1,3530 0,6746 0,4661 0,3003 350 Khí NOx 33 1,6566 0,9390 0,4682 0,3234 0,2084 200 Khí CO 33 3,3362 1,8910 0,9429 0,6514 0,4196 30.000 VOCs 33 0,9203 0,5216 0,2601 0,1797 0,1158 1.000 Nhận xét:
+ Ở khoảng cách ≤10m so với nguồn thải, hàm lượng bụi, SO2, NOx, CO, VOCs đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013 và QCVN 06:2009/BTNMT.
+ Ở khoảng cách 20m so với nguồn thải trở đi, các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013 và QCVN 06:2009/BTNMT.
Hầu hết lượng bụi này là bụi cuốn lên từ đường theo bánh xe vận chuyển. Tình trạng ơ nhiễm bụi không chỉ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và các tuyến đường địa phương... mà còn ảnh hưởng đến dân cư sống ven các tuyến đường vận chuyển này, nhất là các hộ gia đình kinh doanh hàng ăn uống.
Mức độ tác động: Trung bình
b) Chất thải rắn
Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải rắn trong q trình thi cơng tuyến đường bao gồm: Chất thải rắn thi công phát sinh từ hoạt động đào đắp và chất thải rắn sinh hoạt.
* Chất thải rắn thi công phát sinh từ hoạt động đào đắp
Thành phần của chất thải rắn thi công phát sinh từ các hoạt động này bao gồm đất hữu cơ, bùn nhão, gạch, đá… Lượng chất thải rắn thi công phát sinh cần đổ bỏ ước tính khoảng 581m3.
Các loại chất thải rắn thi công nếu không được thu gom, vận chuyển hợp lý có thể gây ra một số vấn đề về môi trường như sau:
+ Gây ô nhiễm mơi trường khơng khí do phát tán bụi từ khu vực lưu giữ chất thải thi công.
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái quanh khu vực thực hiện dự án
+ Đất đá tràn đổ gây mất mỹ quan khu vực, ngồi ra cịn làm cản trở giao thông khu vực từ đó gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người dân khu vực thực hiện dự án..
+ Khi nước mưa chảy trên bề mặt khu vực đào dắp sẽ cuốn theo đất đá...xuống các mương nước xung quanh khu vực từ đó làm tăng độ đục của nước góp phần gây ơ nhiễm nước mặt.
Đối tượng chính chịu tác động của các chất thải loại này là môi trường, hệ sinh thái và người dân xung quanh khu vực thực hiện dự án. Các tác động này tiềm ẩn trong suốt thời gian đào đắp và gây ra hậu quả trên phạm vi rộng đối với môi trường đất, nước và giao thông. Tác động chỉ chấm dứt khi các chất thải được thu dọn.
- Thời gian tác động: trong suốt thời gian thi công dự án; - Mức độ tác động: trung bình.
* Chất thải rắn sinh hoạt
Trong quá trình thi công xây dựng, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng. Trong giai đoạn xây dựng, số lượng công nhân dự kiến là 40 người. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, nhân viên tham gia quản lý thi cơng có thành phần chủ yếu gồm: vỏ lon, vỏ chai, giấy bao gói, thức ăn dư thừa… Theo phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra thì khối lượng chất thải sinh hoạt được dự báo như sau:
Trong đó:
Q: Lượng chất thải rắn sinh hoạt, kg/ngày; N: Số lượng công nhân viên, người.
Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra: Q = 40 x 0,5 = 20 (kg/ngày)
Tuy nhiên, khi tiến hành thi công dự án, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu quản lý công nhân, ban hành nội quy không cho phép công nhân tập chung ăn uống tại các khu vực thi công, công nhân chỉ được ăn uống tại khu vực lán trại. Do vậy, chất thải rắn phát sinh sẽ được bỏ vào các thùng chứa đặt tại các lán trại sau đó các chất thải này được thu gom, mang đi xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
* Chất thải nguy hại
* Nguồn phát sinh:
Q trình thi cơng dự án phát sinh chất thải bao gồm:
Chất thải rắn chứa dầu (giẻ lau chứa dầu, giấy bọc máy móc thiết bị chứa dầu .v.v.) phát sinh từ máy móc thi cơng và trạm bảo dưỡng thiết bị tại mỗi công trường;
- Các loại chất thải có nguồn gốc hóa học như pin thải, bóng đèn,... phát sinh từ lán trại cơng nhân đặt tại mỗi công trường;
Dầu thải là loại chất thải nguy hại được thu gom, theo phân loại theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Các loại dầu thải sẽ bị nghiêm cấm đổ thải vào môi trường và yêu cầu được xử lý theo quy định.
Dầu thải có thể thâm nhập vào mơi trường dưới nhiều hình thức (1) tràn đổ, (2) rửa trôi do nước mưa chảy tràn.
Lượng dầu phát sinh từ tràn đổ hoặc rửa trơi phụ thuộc vào vị trí lưu giữ chất thải và năng lực quản lý của Dự án. Khi tràn hoặc rửa trôi, trước khi xâm nhập vào nguồn nước, dầu sẽ tràn mặt đất, một phần sẽ thấm vào đất. Chỉ một phần trực tiếp thâm nhập vào nước hoặc thấm qua các lớp đất. Tại vị trí gần các nguồn nước, lượng dầu xâm nhập vào nước sẽ lớn hơn. Khi xâm nhập vào nguồn nước, một phần của dầu sẽ bị phân tán vào môi trường xung quanh và lan rộng theo chế độ thủy lực; đối với dầu bôi trơn, một phần đáng kể của dầu sẽ lắng trên bề mặt gây ô nhiễm. Dầu thâm nhập vào nguồn nước sẽ làm chết sinh vật thủy sinh theo cơ chế ngộ độc trực tiếp, gây ngạt thở do thiếu oxy, và ngăn cản quang hợp.
Nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian 12 tháng thi công và tác động trong thời gian dài trên phạm vi rộng đối với hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước và sinh vật đáy.
c) Nước thải
Nguồn gây ơ nhiễm nước trong q trình xây dựng chủ yếu gồm các nguồn sau: nước mưa chảy tràn, nước thải do hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước phục vụ thi cơng cơng trình.
Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng. Nước cấp bình quân cho mỗi người khoảng 100 lít/người/ca (theo Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 về Cấp nước - mạng lưới đường ống và cơng trình tiêu chuẩn thiết kế). Dự kiến trung bình mỗi ngày có khoảng 40 cơng nhân thi cơng, như vậy lượng nước cấp cho công nhân là 4m3/ngày. Lượng nước thải được tính bằng 100% lượng nước cấp, do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là: 4m3/ngày.
Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt có thể tham khảo theo tính tốn của WHO nêu trong bảng sau:
Bảng 25. Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (định mức cho 1 người)
Chất ô nhiễm BOD5 COD TSS Tổng N Tổng P Coliform Hệ số thải
(g/người/ngày) 45÷54 72 ÷102 70÷145 6÷12 0,8÷4
Vi sinh
(NPK/100ml) - - - - - 10
6÷109
Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993
Đối với các nguồn nước thải sinh hoạt gồm các chất hữu cơ và một số lớn vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt cịn có chứa hàm lượng nitơ, phốtpho, các hợp chất chứa lưu huỳnh, chất rắn rất cao, giá trị COD, BOD5 lớn, hàm lượng oxy hồ tan thấp. Q trình xả thải trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt này sẽ trở thành nguyên nhân làm gia tăng đột biến hàm lượng chất hữu cơ nước mặt tại mương xung quanh khu vực thực hiện Dự án.
Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này được tính như sau:
Tổng lượng các chất ô nhiễm = Số người hệ số thải
Nồng độ các chất ô nhiễm = Tổng lượng chất ô nhiễm/tổng lượng nước thải.