Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lúa mì

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn CÔNG NGHỆ ến LƯƠNG THỰ CHẾ BI c đề tài s tìm HIỂU CÔNG NGHỆ ản XUẤT bột DINH DƯỠNG và đề XUẤT m t s ộ ản PHẨM mới (Trang 25 - 27)

➢ Bắp- bột bắp: là hạt ngũ cốc chứa nhiều tinh bột và thành phần dinh dưỡng. Giàu chất xơ và vitamin, khống chất và các chất chống oxy hóa. Trong 100g bắp chứa [12]: -Nước: 73% -Protein: 3,4g -Cacbohydrate: 21g -Đường: 4,5g -Chất béo: 1,5g

➢ Gạo- tinh bột gạo: Hàm lượng protein gạo dao động 7 – 8,5% tùy theo giống gạo và điều kiện bảo quản. Hàm lượng glucid gạo chiếm chiếm 70 – 80%. Glucid gạo gồm có tinh bột và xenluloza. Thành phần các hạt tinh bột bao gồm aminopectin và aminoza, các phân tử aminopectin có cấu trúc mạch dài và nhiều mạch nhánh nên ngậm nhiều nước hơn và tiêu hoá chậm hơn aminoza. Gạo nói chung là một nguồn dinh dưỡng chứa rất ít vitamin và khống chất. Tuy nhiên, có thể tìm thấy một lượng vitamin cũng như khống chất đáng kể tập trung trong cám gạo và mầm, chủ yếu là của gạo nâu, chứ không phải gạo trắng. Gạo trắng có chứa khá ít chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật. Tuy nhiên, cám gạo nâu có thể là một nguồn giàu axit ferulic, lignans, và axit phytic [13].

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng có trong 100g gạo [14]

➢ Các loại hạt họ đậu: Các loại họ đậu là loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, có giá trị dinh dưỡng cao.

Đậu nành: Giàu lecithin, đậu nành tốt cho những người có tinh thần mệt mỏi. Đậu nành được cho là giúp giảm cholesterol, thơng qua nhũ tương hóa chất béo trong cơ thể, đồng thời giúp chống lại sự phát triển và xơ cứng động mạch, các biến chứng của bệnh tim, não, thận và mắt. Đậu nành còn rất giàu chất xơ, tốt cho những người bị táo bón, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, phòng ngừa xơ vữa động mạch[15]. Đậu xanh: có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu… Protein trong đậu xanh giúp làm giảm mức độ cholesterol trong máu, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa [16].

Đậu đen rất giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol. Chất xơ hòa tan cũng giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu, sau bữa ăn. Vì vậy, đây là thực phẩm tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường, kháng insulin và hạ đường huyết [17].

Đậu đỏ dồi dào protein, ít chất béo và cholesterol. Đậu đỏ cũng là một nguồn chất sắt. Một chén đậu nấu chín có chứa hơn 15 gram protein và 5 mg chất sắt – gần 30%

nhu cầu hàng ngày của trẻ. Đậu đỏ cũng giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa cần thiết để bảo vệ các tế bào khỏi các tác hại của các gốc tự do, do đó có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và các bệnh khác [18].

Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A, B1, B2, C; đường, các men tiêu hóa [19].

Đậu ngự là thực phẩm giàu đạm, ít béo, nhiều chất xơ, tốt cho hệ tim mạch. Ngồi ra, đậu ngự cịn có nhiều vitamin nhóm B, sắt, potasium và calories. Vitamin B trong đậu ngự cần thiết cho các chức năng của não. Đậu ngự cũng là thực phẩm giàu inositol có thể cải thiện triệu chứng suy nhược trí nhớ. Loại đậu này là nguồn cung cấp các sợi hòa tan giúp vận chuyển thức ăn, thải trừ cholesterol, ổn định đường trong máu. Đồng thời chứa hàm lượng đáng kể stesrol có cấu trúc gần giống cholesterol từ động vật. Chất saponin trong đậu ngự hạn chế việc hình thành sạn thận. Chất lectin có đặc tính chống nấm, vi-rut và ung thư [20].

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn CÔNG NGHỆ ến LƯƠNG THỰ CHẾ BI c đề tài s tìm HIỂU CÔNG NGHỆ ản XUẤT bột DINH DƯỠNG và đề XUẤT m t s ộ ản PHẨM mới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w