.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước

Một phần của tài liệu PBL 5 TÔM VIÊN NHÂN PHOMAI VÀ TRỨNG MUỐI (QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TP VÀ MÔI TRƯỜNG) (Trang 120 - 124)

Yêu cầu

Đảm bảo nước cấp sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp dùng cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT.

Thiết kế, bố trí mặt bằng cho phép dễ dàng duy tu, bảo dưỡng, làm sạch tẩy trùng, và hạn chế ở mức tối thiểu các vấn đề "nhiễm chéo" do các tác nhân bên ngoài.

Các bề mặt vật liệu thiết kế hệ thống, đặc biệt là những gì tiếp xúc với nguồn nước cung cấp phải khơng độc đối với mục đích sử dụng, và nơi cần phải có độ bền phù hợp, dễ duy tu bảo dưỡng và làm sạch.

Ở nơi thích hợp, phải có sẵn các phương tiện cần thiết để kiểm sốt liên tục các chỉ tiêu trong nguồn nước cấp sử dụng và các kiểm sốt khác.

Có các chương trình và phương án chống sự phát triển của vi sinh xâm phạm và khu trú.

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Xấu Rất xấu

BOD5 (mg/l) Số vi khuẩn Coliform (trung bình/100ml) pH Clo (mg/l) Flo (mg/l) 0.75÷1.5 50÷100 6÷8.5 < 50 < 1.5 1.5÷2.5 1005÷5000 5÷6 50÷250 1.5÷3.0 2.5÷4 5000÷20000 3.8÷5 250÷600 > 3 > 4 > 20000 < 3.8 >600 -

Thiết bị phải được vận hành đúng mục đích sử dụng, thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh tốt kể cả giám sát. Thiết bị phải bền, di chuyển, tháo lắp để bảo dưỡng, để làm sạch, tẩy trùng, giám sát thích hợp, dễ kiểm tra vi sinh gây hại.

Hệ thống cung cấp nước sao cho luôn được đầy đủ, và có các phương tiện thích hợp để lưu trữ, phân phối nước, kiểm soát liên tục các chỉ tiêu.

Hệ thống phân phối nước phải ln được tuần hồn, đủ lưu lượng, vận tốc trong đường ống phải đáp ứng hạn chế sự phát triển của vi sinh, các điểm lấy nước, điểm nối... hạn chế các điểm chân chết.

4.2.3. Hệ thống xử lý nước cấp

Quy trình cơng nghệ xử lý nước cấp được dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát được trình bày như sau:

Hình 4. 1 Sơ đồ quy trình xử lý nước cấp của nhà máy

Các bước xử lý nước cấp

1. Nước thơ - Làm thống tự nhiên hoặc cưỡng bức (khử sắt)

Mục đích cung cấp O2: là để khử ion Fe2+ thành Fe3+ và sau đó Fe3+ thủy phân thành Fe (OH)3 kết tủa, lắng lại.

2. Sau khi khử sắt, nước được bơm qua bể đệm để đo nồng độ chlorine. Sau đó nhờ hệ thống cảm biến mà bơm sẽ tự điều chỉnh để bơm vào nước lượng chlorine hợp lý. Khử trùng chlorine: các nguồn phổ biến là Cl2, Ca (OCl)2 và NaOCl. Chlorine tan trong nước ở 20°C và tạo ra HOCl và HCl. Cơ chế tác dụng của chlorine trong khử trùng là HOCl

PBL 5 QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG

phản ứng với hệ enzyme oxy hóa glucose và các hoạt động trao đổi chất, kết quả gây chết tế bào.

3. Nước sau khi được xử lý sơ bộ sẽ chuyển sang cơng đoạn thêm hóa chất keo tụ và phản ứng tạo bơng lắng

Tại bể trộn cơ khí nước được cho thêm hóa chất keo tụ trợ lắng như PAC bột 30%, phèn chua, phèn sắt… vào bể trộn. Khi trộn chất keo tụ vào nước cần xử lý sẽ lập tức xảy ra các phản ứng tạo thành các bơng cặn q trình này gọi là q trình keo tụ.

4. Lắng và lọc cặn bông

Các bông cặn lắng xuống đáy dưới tác dụng trọng lực, lượng bùn ở bể lắng được bơm ra ngoài vào hồ chứa bùn. Bùn này được lắng và nén lại sau đó đem đi xử lý theo quy định có thể làm phân bón, than hoạt tổ ong… Sau đó nước chảy qua bể lọc, trong bể lọc có lớp cát lớn, cát nhỏ và than hoạt tính. Qua bể lọc nước sẽ được khử mùi và cát hạt cặn lơ lững không lắng được giữ lại, loại bỏ vi khuẩn, màu sắc, độ đục.

5. Hấp thụ chất gây mùi và khử trùng

Nước sau khi lọc là nước đã sạch gần như hồn tồn sau đó được bơm qua bể chứa nước sạch. Ta thêm hóa chất Clorine nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện, sinh sản của vi trùng, vi tảo… và ngăn ngừa sự bám dính bám của chúng lên thành bể chứa nước sạch. Sau đó nước sạch được phân phối vào mạng lưới qua sử dụng qua trạm bơm cấp.

4.2.4. Tiêu chuẩn nước cấp sau xử lí

Nước cấp dùng cho sản xuất thực phẩm phải đạt được và đáp ứng các chỉ tiêu hay tiêu chuẩn được đề ra. Tại Việt Nam hiện nay, yêu cầu về nước cấp trong chế biến thực phẩm được quy định theo QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước ăn uống. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước ăn uống).

4.3. Cơng nghệ xử lý nước thải

4.3.1. Mục đích và yêu cầu

Xử lý nước thải là q trình loại bỏ chất ơ nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải. Nó bao gồm các q trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải đợc xử lý an tồn với mơi trường.

a. Mục đích:

Giảm các thơng số gây ô nhiễm trong nước thải để đảm bảo các yêu cầu về quy định xả thải của địa phương và pháp luật.

Tránh được các tổn hại đến môi trường, sức khỏe con người. Đồng thời giúp nâng cao hình ảnh của nhà máy với các đối tác của họ.

Giúp cho sản phẩm tạo ra từ nhà máy được đánh giá cao bởi người tiêu dùng. Nó cũng giúp doanh nghiệp tránh được những khoản phạt nặng và các vấn đề liên quan đến pháp luật khi nước thải chưa đạt được các chỉ tiêu phù hợp.

b. Yêu cầu:

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và được thiết kế tốt sẽ giúp giải quyết: - Xử lý được những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn yêu cầu của Bộ Tài Ngun và Mơi Trường.

- Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp, mà vẫn đáp ứng được độ bền và ổn định.

- Dễ dàng nâng cấp khi có quy định thay đổi về chất lượng nước sau xử lý

Tại Điều 101 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Có quy trình cơng nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý. - Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh - Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thốt phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.

- Phải được vận hành thường xuyên

4.3.2. Đặc điểm nước thải

a. Đặc điểm nước thải nhà máy sản xuất tơm viên:

Có thể nói, nước thải là đối tượng cần quan tâm xử lý nhất ở nhà máy. Vì nước thải sản xuất sản phẩm tôm viên thường chứa:

- Hàm lượng các hợp chất hữu cơ, protein cao, ít các chất độc hại. - Hàm lượng nito, phospho cao.

- Nồng độ thành phần TSS, BOD, COD, vi khuẩn khá cao.

Bảng 4. 2 Thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất sản phẩm

Thông số Đơn vị Thông số ô nhiễm nước thải sản xuất

pH mg/l 6.6÷6.8 BOD5 mg/l 1171÷1289 COD mg/l 1960÷2100 SS mg/l 3040÷4320 Tổng Nito mg/l 4÷5 Tổng Phospho mg/l - Tổng Coliforms MPN/100ml -

Từ bảng trên ta có thể thấy tính chất và mức độ ơ nhiễm nước thải chế biến tôm viên có hàm lượng chất ơ nhiễm vượt mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần cho thấy phương pháp sinh học là phù hợp nhất trong việc xử lý nước thải thực phẩm.

PBL 5 QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

b. Nguồn gốc phát sinh ra nước thải nhà máy

Nguồn gốc phát sinh ra chủ yếu từ 3 hoạt động chính sau đây: - Nước thải sản xuất.

- Nước thải trong các sinh hoạt khác.

- Nước mưa tồn đọng chảy tràn ra và nước giải nhiệt thiết bị.

Nước thải sản xuất:

Nước thải sản xuất của nhà máy phát sinh từ quá trình phối trộn, quá trình hấp, rửa thiết bị, phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng.

Đặc tính ơ nhiễm của nước thải sản xuất chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, bao gồm: BOD5, COD, SS, tổng N, P, coliform…

Nước thải sản xuất bao gồm:

+ Nước thải từ công đoạn phối trộn cho thêm đá vảy vào quá trình phối trộn nhằm giữ nhiệt độ cho protein thịt cá.

+ Nước vệ sinh thiết bị, dụng cụ chứa, sàn nhà.

+ Nước thải từ các công đoạn khác: là nước vệ sinh các thiết bị, thùng chứa, đường ống, sàn nhà, xưởng sản xuất… có chứa chất hữu cơ…

+ Nước thải từ các quá trình rửa trong xử lý ngun liệu, chế biến, hồn tất sản phẩm.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa, vệ sinh… từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn… của cơng nhân viên hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp hay nhân viên quản lý có thể gây ơ nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan, chứa các loại vi trùng, vi khuẩn. Loại nước thải này cần thiết phải tiến hành xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải.

Nước mưa chảy tràn và nước giải nhiệt

Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo chất thải trong quá trình sản xuất khác như cặn dầu, đất cát, rác thải… Nguồn nước này có thể được coi là nguồn nước quy ước sạch và cho phép xả trực tiếp vào nguồn thải sau xử lý.

Nước làm mát máy móc cũng được xem là lượng nước thải quy ước sạch. Nhà máy sẽ quy hoạch cho xả trực tiếp vào hệ thống thốt nước của khu vực, khơng qua giai đoạn xử lý.

4.3.3. Một số công nghệ xử lý nước phổ biến:

Một phần của tài liệu PBL 5 TÔM VIÊN NHÂN PHOMAI VÀ TRỨNG MUỐI (QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TP VÀ MÔI TRƯỜNG) (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)