Rủi ro cạnh tranh thị trường

Một phần của tài liệu CÂU hỏi LIÊN DOANH THÉP AN NHƠN môn QUẢN lý rủi RO TRONG KINH DOANH (Trang 29 - 30)

I. NHẬN DIỆN RỦI RO

1.1. Rủi ro cạnh tranh thị trường

Thị trường thép Việt Nam hiện có rất nhiều doanh nghiệp với sự chênh lệch về trình độ, quy mơ và phạm vi hoạt động khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp thép sẽ gặp phải rủi ro trong quá trình nghiên cứu, đưa ra các chiến lược để cạnh tranh với đối thủ như: chiến lược về giá, chiến lược trong sản xuất như xây dựng các nhà máy cán nguội thép dẹt hay mở rộng sản xuất từ thép cán sang thép phôi,… Nhu cầu nội địa cao đối với mặt hàng thép để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thép. Quy mô các DN ngày càng lớn mạnh nhờ các chính sách khuyến khích huy động vốn của của Chính Phủ. Điển hình là sự liên doanh giữa VSC với một loạt các cơng ty nước ngồi mà kết quả là sự hình thành các doanh nghiệp Vina Kyoei, VSC-POSCO, Natsteelvina,…

Câu chuyện của 16 năm sau - năm 2020, thị trường thép Việt Nam cũng đang mắc phải những trở ngại tương tự khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn dẫn đến việc thu hẹp danh sách đối tác xuất khẩu và tăng trưởng vì thế cũng chậm đi. Rõ nét nhất, trong năm 2019, thị trường thép chỉ chứng kiến mức tăng trưởng về sản phẩm là 4,4% và về tiêu thụ là 6,4%. Điều đó cho thấy tình hình đáng báo động khi so với mức tăng trưởng 2 con số lần lượt là 14,9% và 20,9% vào năm 2018.

Mặt khác, dù cho thị trường trong nước khá nhộn nhịp với sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh, cả nước vẫn phải nhập khẩu 12 triệu tấn thép với giá trị kim ngạch hơn 8,2 tỷ USD; trong số đó, Trung Quốc chiếm gần 50% (trị giá hơn 4 tỷ USD) sản lượng thép xuất khẩu vào nước ta mặc cho sự tăng trưởng mạnh của sản xuất nội địa trong những năm gần đây. Nghiêm trọng hơn, trong số đó có những loại sản phẩm doanh nghiệp nội đã sản xuất được, thậm chí dư thừa, tồn kho lớn như thép xây dựng, tơn mạ màu, thép cuộn cán nguội,... Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, dẫn đến giá bán bị cạnh tranh khốc liệt, làm lợi nhuận của

Lý giải cho bài tốn này, ta có thể thấy một phần quan trọng nằm ở sự cạnh tranh gay gắt khi các nước liên tục sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ nền sản xuất nước nhà. Thế nên, áp lực cạnh tranh về giá ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á khi các nhà máy thép trên thế giới đang đổi thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, với lượng thép tồn dư lớn của Trung Quốc bị mắc kẹt quay đầu xuất khẩu sang Việt Nam, sẽ làm cho “miếng bánh” thị phần của các doanh nghiệp ngày càng thu hẹp, gây ra khó khăn với ngành thép trong nước.

Một phần của tài liệu CÂU hỏi LIÊN DOANH THÉP AN NHƠN môn QUẢN lý rủi RO TRONG KINH DOANH (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w