Rủi ro chính trị

Một phần của tài liệu CÂU hỏi LIÊN DOANH THÉP AN NHƠN môn QUẢN lý rủi RO TRONG KINH DOANH (Trang 31 - 33)

I. NHẬN DIỆN RỦI RO

2. Rủi ro chính trị

2.1. Rủi ro về bảo hộ nội địa và tham gia các hiệp ước quốc tế

Từ việc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu ở mức 30-40% hay đến năm 1977, Chính phủ thi hành biện pháp bảo hộ phi thuế quan dưới hình thức cấm nhập khẩu các loại thép xây dựng làm cho thị trường thép trong nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp nội địa. Chính sách bảo hộ nội địa cũng sẽ dẫn đến nguy cơ nảy sinh các biện pháp trả đũa khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các biện pháp Phịng vệ thương mại của các quốc gia có quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép với Việt Nam đã và đang đặt áp lực lớn cũng như đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu kỹ càng, cẩn thận để đáp ứng các yêu cầu gắt gao của nước nhập khẩu. Đồng thời, việc bảo hộ nền sản xuất trong nước bằng hàng rào phi thuế quan sẽ làm giảm động lực phát triển, tiếp cận khoa học công

chênh lệch lớn so với giá thế giới khiến khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ sụt giảm.

Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định, hiệp ước song phương, khu vực và đa phương. Việc cắt giảm thuế quan khi tham gia vào các hiệp định và tổ chức kinh tế như EVFTA, WTO, CPTPP,... thị trường thép sẽ gặp phải rủi ro bị thất thế khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại khi hàng rào thuế quan được giảm xuống vì hiệu lực của các cam kết tự do hóa thương mại mà Việt Nam tham gia. Tại thời điểm được đề cập, năm 2004, để phản ứng lại cơn sốt giá thép, Chính phủ quyết định giảm thuế suất nhập khẩu làm tăng mức cạnh tranh giữa doanh nghiệp thép trong nước và doanh nghiệp thép nhập khẩu.

Có thể nói, riêng với ngành thép, những tác động tiêu cực có tính chất mạnh mẽ hơn so với những tác động tích cực. FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VCUFTA) với năm quốc gia Nga, Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ka-dắc-xtan và Kít- gi-xtan dù mở ra cơ hội không nhỏ cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, song đối với ngành thép đang là nguy cơ khủng khiếp. Đặc biệt trong số đó phải kể đến nước Nga nơi được mệnh danh với những “người khổng lồ” của ngành thép, nhiều chuyên gia nhận định, nếu như thép Nga tràn vào, các doanh nghiệp thép Việt vốn yếu đuối sẽ bị “bóp chết” một cách dễ dàng bởi tiềm lực nội tại và khả năng cạnh tranh với các ơng lớn từ nước ngồi cịn yếu. Ở giác độ tồn ngành thép, các doanh nghiệp nội địa hiện đang đứng trước nguy cơ lớn đó là thị trường trong nước bị ảnh hưởng từ các nhân tố nước ngoài trong bối cảnh các hiệp định thương mại làm thay đổi cấu trúc ngành trong nước theo hướng bất lợi. Tình trạng giá thép Việt Nam cao hơn nhiều so với giá thép thế giới cũng khiến cho việc các doanh nghiệp nước ngoài đi vào Việt Nam sẽ đặt ra một áp lực cạnh tranh rất lớn lên thị trường trong nước.

2.2. Rủi ro bất ổn định trong chính sách nhập khẩu

Việc Chính phủ thay đổi quan điểm đối với các chính sách thuế nhập khẩu thường xuyên cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho thị trường thép. Các doanh nghiệp cần một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị cho việc thích ứng với các chính sách mà Chính phủ đề ra, đồng thời vạch ra kế hoạch phát triển phù hợp. Tuy nhiên, việc

thay đổi một cách nhanh chóng như vậy sẽ làm các doanh nghiệp tốn nhiều nguồn lực hơn để hoạch định lại các chính sách cũng như kế hoạch phát triển lại từ đầu.

Một ví dụ điển hình gần đây của việc chưa tối ưu trong chính sách xuất khẩu là trường hợp sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ bị nghi ngờ lẩn tránh thuế do nghi vấn sử sản phẩm được sản xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan sau đó gia cơng ở Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên sản phẩm Việt Nam bị vạ lây. Từ cuối năm 2017, DOC cũng cho rằng thép các bon chống ăn mịn (thường được gọi là tơn mạ) và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) khi được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc. Do đó hai sản phẩm này từ Việt Nam nhập vào Mỹ phải chịu với mức thuế AD là 199,43% và CVD là 39,05% đối với tôn mạ và mức thuế AD là 265,79% và thuế CVD là 256,44% mà Mỹ đang áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc…

Một phần của tài liệu CÂU hỏi LIÊN DOANH THÉP AN NHƠN môn QUẢN lý rủi RO TRONG KINH DOANH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w