Rủi ro liên quan đến hàng hóa:

Một phần của tài liệu CÂU hỏi LIÊN DOANH THÉP AN NHƠN môn QUẢN lý rủi RO TRONG KINH DOANH (Trang 33 - 34)

I. NHẬN DIỆN RỦI RO

3. Rủi ro liên quan đến hàng hóa:

3.1. Rủi ro về nguồn cung nguyên vật liệu

Do nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành này đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... nên việc sản xuất thép sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Sự biến động của thị trường thép thế giới, đặc biệt trong đại dịch Covid 19 làm cho nguồn đầu vào của ngành thép bị hạn chế đáng kể. Giá đầu vào tăng cao trong khi năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế khiến cho việc tổ chức sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là giá quặng - nguyên liệu chính chiếm một phần ba chi phí sản xuất, tăng từ 70 USD/tấn (tháng 1-2019), lên 95 USD/tấn (tháng 10-2019) và cịn có xu hướng tiếp tục gia tăng trong hai năm gần đây do sự sụt giảm về nguồn cung cấp và chi phí vận chuyển, làm thủ tục hải quan trở nên nghiêm ngặt trong tình hình dịch bệnh. Lý giải cho tác động của vấn đề này lên tình hình sản xuất kinh doanh thép tại Việt Nam là chính bởi sự phụ thuộc q nhiều vào phơi thép nhập khẩu làm cho ngành thép Việt Nam thiếu tính ổn định và khả năng đứng vững trên thị trường thép thế giới.

3.2. Rủi ro mất cân đối sản xuất

hụt nguồn cung ứng. Thép là ngành thâm dụng vốn trong khi lợi thế so sánh của Việt Nam phần lớn nằm ở các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng lao động, đồng thời trong quá khứ, Việt Nam đã không mấy thành công trong việc xác định các ngành kinh tế mũi nhọn dưới sự tác động của các nhóm quyền lợi gồm nhà sản xuất, nhà đầu tư, nhà cung ứng và người tiêu dùng cùng nạn tham nhũng làm bóp méo nền kinh tế. Mặt hàng thép là ngành cơng nghiệp vẫn cịn khá non trẻ và ít lợi thế cạnh tranh như các ngành sản xuất mũi nhọn khác, lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, rủi ro cao và phụ thuộc vào lợi thế kinh tế theo quy mô, nên những doanh nghiệp có quy mơ lớn và tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh này. Rủi ro mất cân đối sản xuất trong kinh doanh thị trường thép là khá lớn khi chưa thiết lập được một hệ sinh thái, dây chuyền hiệu quả từ đầu vào đến đầu ra.

Đây vẫn là một bài toán mà ta vẫn phải đối mặt vào năm 2021. Cụ thể, đối với thép cuộn cán nóng, cơ quan này nhận định, chênh lệch cung - cầu của mặt hàng này sẽ ngày càng lớn trong thời gian tới do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng. Với công suất trong trước chỉ khoảng 5-6 triệu tấn, năm 2021, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Năm 2020 đã nhập khẩu tới 10 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn, đủ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhờ một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đồn Hịa Phát, dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn năm 2020 vừa qua.

Một phần của tài liệu CÂU hỏi LIÊN DOANH THÉP AN NHƠN môn QUẢN lý rủi RO TRONG KINH DOANH (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w