II. PHÂN TÍCH RỦI RO 1.Rủi ro thị trường
2. Đo lường rủi ro về chính trị
2.1. Đo lường rủi ro về bảo hộ nội địa và tham gia các hiệp ước quốc tế
Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định, hiệp ước song phương, khu vực và đa phương. Do đó các hàng rào thuế quan và các hàng rào bảo hộ ngày càng được loại bỏ. Các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa còn non trẻ của Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn cả về giá cả và chất lượng của thép thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên các hiệp định và hiệp ước quốc tế này khơng phải đều có hiệu lực ngay khi ký kết và việc ký kết cũng không thường xuyên nên doanh nghiệp thép trong nước vẫn có thời gian để lên lộ trình ứng phó với rủi ro.
Kết luận: Rủi ro về bảo hộ nội địa và tham gia các hiệp ước quốc tế được đo
lường với (tần suất; mức độ) là (3;3).
2.2. Đo lường rủi ro về bất ổn định trong chính sách nhập khẩu
Việc quan điểm đối với các chính sách thuế nhập khẩu thường xuyên cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho thị trường thép. Các doanh nghiệp phải vừa xây dựng kế hoạch làm sao cho để vừa có thể đối phó với biến động giá thép trên thế giới, tìm nguồn cung phù hợp để cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, vừa phải ứng phó với chính sách thay đổi từ chính phủ. Rủi ro này nếu khơng được quản trị hiệu quả có thể khiến cho doanh nghiệp tốn thêm chi phí khơng cần thiết.
Kết luận: Rủi ro về bất ổn định trong chính sách nhập khẩu được đo lường