1. Rủi ro thị trường
1.1. Né tránh
- Theo dõi, bám sát diễn biến giá cả trên thị trường để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.
- Các cơ quan trực thuộc cần thực hiện rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu dùng, người tiêu dùng để tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh
- Nghiên cứu, điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường. Từ đó tăng cơng suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường nội địa, chủ động giảm bớt khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm mà trong nước đang có nhu cầu.
- Cắt giảm sản lượng, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến mất thị phần.
- Tập trung xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ vì đây là thị trường xuất khẩu sắt thép có giá trị tăng vượt trội của Việt Nam. Đặc biệt là EU – hiện đang áp hạn ngạch nhập khẩu thép đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, từ đó tạo ra nhu cầu lớn đối với tôn mạ Việt Nam.
- Rút ngắn thời hạn cho các chiến lược kinh doanh, tạo độ linh hoạt cho việc ứng phó và nhận định các rủi ro kịp thời.
- Ưu tiên quản trị rủi ro và quản trị bất định.
1.3. Giảm thiểu
- Đẩy mạnh xuất khẩu phôi thép, thép xây dựng thành phẩm sang Trung Quốc để bù đắp cho nhu cầu suy yếu tại thị trường Việt Nam.
- Tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại trong nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, hạn chế cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. - Chủ trương tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị doanh nghiệp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.4. Tài trợ
- Tham gia mua bảo hiểm các hợp đồng kỳ hạn được niêm yết ở các thị trường hàng hóa nước ngồi để có thể kiểm sốt, hạn chế thiệt hại khi có những đợt tăng giá bất thường.
- Chủ động tìm kiếm các quỹ tài trợ cung cấp các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro về giá nguyên liệu, thành phẩm, đối tác, tỷ giá ngoại tệ.
- Theo dự báo, thị trường BĐS trong năm sẽ nóng trở lại khi có nhiều dự án được quy hoạch và triển khai. Do đó, cần tận dụng tối đa cơ hội phát triển ngành thép trong giai đoạn này.
- Tham khảo giá niêm yết của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới để đảm bảo tỷ giá chuyển đổi hợp lý nhất.
- Lập quỹ dự phịng cho các tình huống bất lợi có thể xảy ra.
2. Rủi ro chính trị2.1. Né tránh 2.1. Né tránh
- Tuân thủ, cập nhật các quy định pháp luật trong nước cũng như thị trường nhập
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung vào một thị trường nhất định để giảm thiểu rủi ro khi bị áp thuế ở mức khá cao cũng như tránh tạo điều kiện cho các nước khởi kiện.
2.2. Ngăn ngừa
- Tuyên truyền phổ biến quy định về Phịng vệ thương mại. Tuy có nhiều doanh nghiệp lớn đã có kiến thức và hiểu rõ về vấn đề này, bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới gia nhập ngành thép vẫn chưa hiểu kỹ càng về các chính sách pháp luật liên quan tới phịng vệ thương mại hay có các kỹ năng cơ bản để sử dụng hiểu quả công cụ này.
- Luôn theo sát thông tin, thường xuyên trao đổi thông tin với bạn hàng nhập khẩu, đặc biệt là những rào cản thương mại có nguy cơ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu.
2.3. Giảm thiểu:
Khi bị điều tra phòng vệ thương mại:
- Cần hiểu rõ Phòng vệ thương mại chỉ là một biện pháp kỹ thuật, không phải rào cản mà chúng ta không thể vượt qua.
- Giữ liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể - Phối hợp, cung cấp thông tin của doanh nghiệp, ngành sản xuất trong q trình ứng phó với điều tra của nước ngoài
- Phát triển các chuỗi giá trị, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước.
2.4. Tài trợ
- Nhà nước có thể ban hành các gói chính sách hỗ trợ tín dụng như kéo dài và giãn thời gian hồn trả cho những khoản vay sắp đến hạn thanh toán; giảm lãi suất cho các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào các hoạt động, dự án đấu thầu trong nước để hỗ trợ phát triển thị trường trong nước.
- Yêu cầu các quốc gia tuân thủ quy định của WTO cũng như các điều khoản ký kết trong FTA khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó kịp thời với những vụ kiện ở nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp trong nước.
3.1. Né tránh
- Tăng cường hợp tác phối hợp ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước.
- Các doanh nghiệp chủ động giảm sâu tỷ suất lợi nhuận hoặc chịu thua lỗ - Tham mưu, phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thơng hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất được lưu thông thông suốt, khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
3.2. Ngăn ngừa
- Tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường và đối tác hợp tác nhập khẩu để chủ động hơn trong nguyên liệu đầu vào. Các Hiệp định EVFTA và CPTPP đã gỡ bỏ thuế quan cho sản phẩm thép, từ đó mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế về quặng sắt từ Australia. Hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng là từ các nước thuộc CPTPP.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước.
- Chủ động nghiên cứu, thay đổi công nghệ xây dựng nhằm giảm tải lượng thép tiêu thụ trong các cơng trình xây dựng mà vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng.
3.3. Giảm thiểu
- Nhà nước điều tiết bằng cung – cầu: điều chỉnh chính sách thuế tự vệ đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng trong giai đoạn hiện nay để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất thép và giá thép xây dựng bán ra trên thị trường Việt Nam
- Nhà nước cần có các biện pháp mạnh tay với tình trạng gian lận, làm giả, nhái thương hiệu... để bảo vệ quyền lợi, công bằng cho các DN chân chính.
3.4. Tài trợ
- Tham gia các sàn giao dịch hàng hóa; đầu tư phát triển các hệ thống cung cấp hàng hóa, giao dịch ngun vật liệu của riêng mình để chủ động trong việc cung ứng những sản phẩm thép một cách tiến bộ hơn, đảm bảo ít xảy ra rủi trong q trình hội nhập tồn cầu.