Phát triển cho vay doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (NHNo PTNT) chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

6. Kết cấu bài luận văn thạc sĩ

1.2. Phát triển cho vay doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của các NHTM NHTM

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Khái niệm phát triển được hiểu một cách đơn giản nhất là việc làm cho tăng cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau thì khái niệm phát triển sẽ khác nhau. Chính vì vậy, xét trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển cho vay doanh nghiệp về chiều rộng có thể hiểu là việc tăng tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp trong tài sản của NHTM nhằm

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp về quy mô các khoản vay. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM hiện nay, việc phát triển cho vay có thể bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau như: mở rộng quy mơ, hình thức, phạm vi hay đối tượng cho vay, địa bàn hoạt động. Song song với phát triển về chiều rộng là việc phát triển về chiều sâu. Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp, phát triển về chiều sâu như đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay…

1.2.2. Sự cần thiết phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của các NHTM NHTM

Cho vay luôn là hoạt động quan trọng có tính quyết định trong kinh doanh NHTM. Phát triển cho vay doanh nghiệp sẽ giúp các NHTM nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, thúc đẩy cho vay KHDN còn là tiền đề nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Ở nước ta, DN có một vai trò to lớn và phải được khuyến khích phát triển. Trong việc thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, DN góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo ra và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy, DN thường khai thác tối đa mọi khả năng của mình về vốn, sức lao động, trí tuệ để phục vụ sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các DN có quy mơ vừa và nhỏ, có tính tự chủ và năng động cao, vì vậy để dễ thích nghi với thay đổi của thị trường, có khả năng linh hoạt thay hướng sản xuất, thay đổi công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, đem lại hiệu quả cao.

Từ những vấn đề nêu trên, DN cần được tiếp tục phát triển và trở thành một đối trọng với kinh tế quốc doanh, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

Với ngành Ngân hàng, DN là nhóm khách hàng lớn và quan trọng trên các nghiệp vụ như huy động vốn, sử dụng và phát triển dịch vụ Ngân hàng. Đại bộ phận

tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng là từ các thành phần dân cư trong xã hội, đây là nguồn vốn có tính chất ổn định cao đối với Ngân hàng. Mặt khác nhu cầu sử dụng vốn của các DN là rất lớn, đối với doanh nghiệp thì vốn tự có của họ rất nhỏ, phần lớn DN phải sử dụng vốn vay để hoạt động. Không những thế, DN phát triển sẽ tạo ra mối quan hệ mua bán, chi trả lớn, tài khoản mở tại Ngân hàng sẽ ngày một tăng và kéo theo các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng phát triển. Điều này có nghĩa là sự phát triển DN kéo theo sự phát triển của NHTM.

Hiện tại và trong tương lai DN sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, do vậy việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DN sẽ là một chiến lược phát triển của Ngân hàng.

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của các NHTM nghiệp của các NHTM

 Số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp, số lượng khách hàng doanh nghiệp có thể tính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm), nếu số lượng khách hàng doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để vay ngày càng tăng thì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín trong phân khúc cho vay doanh nghiệp, uy tín ngày càng được nâng cao và ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.

 Quy mô, thị phần cho vay doanh nghiệp

Mức độ tăng trưởng thị phần là mức tăng thị phần của NH qua thời gian. Chỉ tiêu này đánh giá năng lực chiếm lĩnh thị phần về cho vay doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường cho vay doanh nghiệp, thị phần của một ngân hàng có thể biểu hiện thơng qua số lượng khách hàng doanh nghiệp mà ngân hàng đó cung cấp tín dụng. Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnh tranh của ngân hàng vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực cho vay doanh nghiệp và vị trí thống lĩnh của ngân hàng trên thị trường cao. Mặt khác nó đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp

vì chất lượng cao thu hút nhiều khách hàng, tạo doanh thu cao hơn so với ngân hàng khác.

 Mạng lưới, kênh phân phối

Đây là yếu tố quan trọng đến ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, đưa sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng doanh nghiệp hơn. Khả năng của một ngân hàng mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch đến những nơi được dự báo là có nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp về dịch vụ ngân hàng sẽ tạo cho ngân hàng đó thế mạnh trong việc chiếm lĩnh thị phần. Những hệ thống phân phối này có vai trị quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu khách hàng doanh nghiệp để ngân hàng có thể chủ động cải tiến hoàn thiện dịch vụ của mình. Để thực hiện điều này, lãnh đạo ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược, ngân hàng phải đủ năng lực tài chính và nhân sự cho việc mở rộng quy mơ này. Nó phải phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng tức là tùy thuộc vào thị trường mục tiêu đối tượng doanh nghiệp, đặc điểm của địa bàn mà Ngân hàng họat động.

 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp nhưng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là phải đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng, Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vào tổng lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng cũng giống như chỉ tiêu số lượng khách hàng doanh nghiệp, nó cho thấy sự chun mơn hóa, chun nghiệp và thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú và đa dạng.

 Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Doanh số cho vay ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả năng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Tốc độ tăng doanh số = Doanh số cho vay kỳ này

Doanh số cho vay kỳ trước × 100

Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trên tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự gia tăng tương đối của cho vay doanh nghiệp so với các loại cho vay khác. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng chứng tỏ quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp càng được mở rộng, phản ảnh sự phát triển về mặt lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

 Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Dư nợ cho vay doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng doanh nghiệp còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theo công thức:

Tốc độ tăng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay kỳ này

Dư nợ cho vay kỳ trước × 100

Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ phát triển cho vay doanh nghiệp tăng. Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng cần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng tại một thời điểm nhất định

 Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay doanh nghiệp Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ × 100

Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của doanh nghiệp mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ × 100

Nếu tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vượt quá giới hạn cho phép phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng còn yếu kém, chứa đựng nhiều rủi ro và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp và được kiểm soát phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng được coi là tốt. Theo Thông tư 10/2019/TT-NHNN ban hành ngày 31 tháng 7

năm 2019 thì ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3% thì khơng được cho vay chứng khoán. Nguyên nhân của các khoản nợ trong cho vay doanh nghiệp có thể là do doanh nghiệp gặp những trường hợp không mong muốn, không đảm bảo được nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp chây ỳ trong việc trả nợ cho ngân hàng, hoặc do sự thay đổi chính sách của Nhà nước,...gây nên tình trạng thất thốt vốn của ngân hàng, giảm hiệu quả hoạt động, có thể mất khả năng thanh tốn, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay doanh nghiệp của

các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (NHNo PTNT) chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)