2.2. Phân tích mơi trƣờng bên ngồi tác động đến Co.opFood
2.2.2.3. Nhà cung cấp
Nhiệm vụ của các doanh nghiệp bán lẻ là đầu mối giao dịch mua hàng, sau đĩ phân phối đến tay người tiêu dùng. Vì vậy để hàng hố đảm bảo chất lượng, đa dạng về mẫu mã, số lượng hàng đủ để cung ứng, giá cả hợp lý… khơng thể thiếu được vai trị quan trọng của nhà cung cấp. Nhà cung cấp cĩ thể khẳng định quyền lực của mình bằng cách đe dọa tăng giá hàng hĩa hay mặc cả về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đĩ họ cĩ thể chèn ép lợi nhuận từ các siêu thị nhằm bù đắp những chi phí tăng lên trong giá thành sản phẩm.
Hiện nay, Chuỗi Co.opFood thuộc Saigon Co.op cũng đang chịu sức ép từ phía các nhà cung cấp. Cụ thể là nhà cung cấp ngành hàng thực phẩm tươi sống luơn đề nghị Saigon Co.op thanh tốn nhiều lần trong một tháng do họ là những cơ sở hộ gia đình kinh doanh nên cần quay vịng vốn nhiều lần. Ngồi ra vào những dịp cao điểm tết để đảm bảo cĩ lượng hàng kinh doanh thì Saigon Co.op phải tạm ứng tiền vốn hỗ trợ cho nhà cung cấp.
Bên cạnh đĩ, khi cĩ sự biến động giá trên thị trường, nhà cung cấp đề nghị tăng giá. Với giá đầu vào tăng lên thì buộc Saigon Co.op cũng phải tăng giá bán lên, nhưng khi đĩ sẽ ảnh hưởng đến việc mua sắm của khách hàng, giảm doanh thu. Do đĩ để đảm bảo kinh doanh và sự hợp tác giữa hai bên, Saigon Co.op phải tính tốn và đàm phán với nhà cung cấp ở mức giá tăng hợp lý. Việc đối phĩ với áp lực của nhà cung cấp khơng dễ thực hiện vì Saigon Co.op là người cung cấp các sản phẩm thiết yếu, gắn với mùa vụ kinh doanh. Vì thế cĩ những lúc Saigon Co.op phải chấp nhận giảm lãi gộp ít đi đối với một số mặt hàng cần thiết cho nhu cầu của khách hàng .
Trong tương lai, khi cuộc cạnh tranh giữa những nhà bán lẻ diễn ra quyết liệt tại thị trường Việt Nam thì các nhà cung cấp lại càng cĩ sức mặc cả cao.