Một cách dễ hiểu rằng, giao dịch vốn là những giao dịch liên quan đến chuyển vốn
đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước. Một khi tự do hóa giao dịch vốn cũng đồng nghĩa với việc phải dở bỏ những rào cản, những hạn chếáp đặt lên giao dịch này. Bằng cách tham gia vào AESAN và AFTA, Việt Nam đã có những động thái nhằm thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế.
Ban hành Luật đầu tư nước ngoài (29/12/1987) là bước mở màn cho những quy
định về đầu tư vào Việt Nam, nhằm mục đích tạo cơ sở để mở rộng kinh tế với
nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quảtài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước. Kếđến là hành
của AFTA. Khoảng 65% trong số 5000 dòng thuế được đưa vào danh sách cắt giảm, đã được cắt giảm xuống dưới 5% (khoảng 40% trong số 5000 dòng thuế đã giảm xuống 0%) vào giữa 2001. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ chủ yếu thực hiện các
phương pháp để khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bắt đầu từ 2005 trở đi, quá trình tự do hóa này ngày càng được biểu hiện rõ hơn.
Ngày 1/6/2006 Pháp lệnh ngoại hối ra đời, cho phép thực hiện tự do hóa vãng lai.Cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước sau khi đã hoàn thành xong các nghĩa vụ về thuế.Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện, “hạn chế USD hóa và nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam nhằm tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Cơ chế tỷ giá được đổi mới theo hướng linh hoạt hơn đồng thời mở cửa thị trường ngoại hối, đa dạng hóa các sản phẩm, công cụ ngoại hối của thị trường”5.
Nhưng theo Điều 41 của Pháp lệnh nêu rõ, khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủđược áp dụng các biện pháp như hạn chế
việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn; áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ
chức… chứng tỏ rằng Chính phủ không hoàn toàn nới lỏng các giao dịch về ngoại tệ. Qua nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang nhận thấy rằng UIP không tồn tại ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2005, hàm ý một điều Việt Nam vẫn còn kiểm soát vốn khá chặt chẽ, làm phát sinh các chi phí nhiều hơn cho các
giao dịch này, hay gởi đến một thông điệp cho Việt Nam về sự quan ngại rủi ro quốc gia tiềm ẩn đã làm cho chênh lệch lãi suất của Việt Nam không được giải thích nhiều trong biến động tỷ giá giao ngay.
5
Theo Phó thống đốc NHNN Việt Nam-Nguyễn Đồng Tiến,
Năm 2005, để “kích” thị trường chứng khoán phát triển, giới hạn về tỷ lệ vốn góp của FPI đã được nâng lên thành 49% với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chứ không phải 30% theo Luật đầu tư 1987, trừ lĩnh vực ngân hàng vẫn giữ như cũ. Kết hợp với việc gia nhập WTO vào cuối 2006, Việt Nam thật sự
trở thành “thỏi nam châm” thu hút các dòng vốn với cú gia tăng đột biến vào 2007- 2008. “Trong khi dòng vốn FDI vào Việt Nam (2007) đạt mức kỷ lục 20.3 tỉ USD (giải ngân được 4 tỷ USD) thì theo ước tính của ngân hàng ANZ, dòng vốn FPI vào Việt Nam là 5.6 tỷ USD. Mức độ lưu động dòng vốn, được đo lường bởi chỉ số
(FPI+FDI)/GDP, cho thấy dòng vốn ngoại đang đổ vào VN năm 2007 là rất lớn (14%so vơi mức 4%-6% như mọi năm, mức 4% của Trung Quốc và 4%-7% của Thái Lan)6
Xét riêng FDI, tính đến ngày 19/12/2008, đã có tổng số 1,171 dựán FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60.2 tỷUSD, tăng 222% so với
năm 2007 như ta có thể thấy ở biểu đồ 4.1:
Biểu đồ 3.1: Tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thốngkê
6
Tham khảo tài liệu “Lý thuyết bộ ba bất khả thi-Con đường nào cho chính sách kinh tế Việt Nam”, tác giả: nhóm ngành XH1a
Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và suy thoái kinh tế
thế giới, Việt Nam chỉ thu hút được lượng FDI đạt 18.6 tỷ USD vào năm 2010,
giảm 19.5% so với mức 23.1 tỷ USD của năm 2009. Điểm sáng nhất trong thu hút
FDI năm 2010 là chỉ tiêu giải ngân, đạt 11 tỷUSD, tăng 10% so với năm 2009 và
chỉ cách kỉ lục của năm 2008 là 500 triệu USD.
Đối với FPI, sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FPI vào Việt Nam có xu
hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ
mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD, chiếm 1.2% vốn FDI, tăng lên 3.7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các
nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FPI/FDI trong khoảng 30-40%).Tuy nhiên, từ năm 2006 đã xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như sự cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu.Chưa bao giờ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam thông qua các quỹđầu tư lại mạnh mẽnhư trong năm 2007, đạt khoảng 5 - 6 tỷUSD, tăng 3 - 4 lần so với năm 2006. Trong đó, thu hút nguồn vốn FPI mạnh nhất là các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và cơ sở hạ tầng. Đây được đánh
giá là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế trong việc thu hẹp thâm hụt thương mại trong
tương lai.
3.1.2 Chính sách tỷ giá
Cũng như các nước vừa mới mở cửa, Việt Nam theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. NHNN duy trì mức tỷ giá dao động xung quoanh mức tỷ giá cho trước với một biên độ nhất định.
Biểu đồ3.2: Biến động tỷ giá VND/USD qua các năm
Nguồn: World Bank
Từ 1999-2006, tỷ giá VND/USD hầu như chỉ dao động trong khoảng 1% biên độ, gần giống như chúng ta đang theo đuổi tỷ giá cốđịnh, nhưng song song đó lại công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giống như neo tỷ giá theo kiểu dãy băng tỷ giá. Trong những năm của thập niên 2000, dòng vốn quốc tế chảy mạnh vào các nước
Châu Á làm cho đồng tiền các nền kinh tế này lên giá mạnh.Việt Nam cũng gặp phải tình trạng này, rõ nhất là VND liên tục lên giá so với USD trong những tháng
đầu của năm 2008.Trên thị trường giao dịch chính thức, tỷ giáVND/USD xuống
dưới mức 16,000. Nếu tính theo PPP (Phương pháp xác định tỷ giá theo ngang bằng sức mua) thì năm 2011, VND đang được định giá quá cao so với USD vào khoảng 43%, nói cách khác, nếu phải điều chỉnh tỷ giá thì VND cần phải điều chỉnh giảm giá VNĐ thêm 43%7 . Với mức dự trữ ngoại tệ thấp, áp lực di chuyển vốn và thâm hụt thương mại lớn, NHNN Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mức tỷ giá
7
T.S Lê Xuân Nghĩa (http://cafef.vn/20110822015452336CA34/ts-le-xuan-nghia-vnd-dang-duoc-dinh-gia- cao-hon-usd-tu-1723.chn) -5% 0% 5% 10% 15% 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2
%Thay đổi tỷ giá VND/USD
%Thay đổi tỷ giá VND/USD
cơ sở cũng như biên độ dao động tỷ giá giao dịch.Trong vòng 1 năm qua(2011), để ổn định tỷ giá, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thịtrường tự do, cấm kinh doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, lãi suất huy
động tối đa bằng USD từ1%/năm xuống còn 0.5%/năm đối với tổ chức và 3%/năm
xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những giải pháp có phần hành chính trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh lệch rất nhỏ (0.5%), thậm chí có thời điểm giao dịch thấp hơn tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại.
Xét riêng năm 2011, NHNN đã 2 lần phá VND với mức phá giá cao: -9.32% vào tháng 2 và -0.85% trong tháng 10, khi tỷ giá từ 18,932 VND/USD đã giảm xuống còn 20,693 VND/USD, thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày 11/02/2011. Việc điều chỉnh tỷ giá lần này góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối, đáp ứng nhu cầu mua USD của người dân và doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá liên ngân hàng và giá chợ đen, từng bước xóa bỏ tình trạng đồng Đô-la hai giá ở thị trường Việt Nam. Đây có thể được xem là biện pháp
hỗ trợ tăng trưởng, hạn chế nhập siêu và giảm thâm hụt thương mại. Tuy vậy, mặc
trái của việc điều chỉnh tỷ giá lần này cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nạn lạm
phát ở Việt Nam sẽtăng cao trong thời gian sắp tới.
3.1.3 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHNN tác động vào nền kinh tế
nhằmđiều chỉnh lượng tiền cung ứng để đạt các mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định.Tại Việt Nam, mặc dù vẫn duy trì kiểm soát vốn, giữ chế độ tỷ giá thả
nổi, chính sách tiền tệ được thực thi vẫn chứa đựng tính độc lập nhất định của nó.
Các biện pháp điều hành có thể là cưỡng chế hay mang tính điều tiết thị trường.
Với việc điều tiết này Chính phủ tham gia như người định hướng cho thị trường
3.1.3.1 Công cụ lãi suất tín dụng
Từ 1996-2000, Việt Nam đã theo chính sách lãi suất thực dương, bằng cách nâng lãi suất tiết kiệm lớn hơn tỷ lệ lạm phát nhằm thu lượng tiền về trong nước, chống
lại hiện tượng lạm phát tăng cao trong giai đoạn này (lên đến hơn 200%). Lãi suất
tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh nhằm phù hợp với chính sách thắt chặt tiền tệ.
NHNN cũng đã bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động. Thay thế cho
khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi và tối đa về tiền vay, NHNN chỉ quy định các
mức lãi suất "trần" theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động vốn bình quân ở mức 0.35%/tháng (tương đương 4.2%/năm). Quy định này nhằm khắc phục tình trạng hầu hết các NHTM đều có
mức lợi nhuận cao trong khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn do biến động kinh tế
khu vực và thế giới. Tới cuối tháng 1-1998, quy định chênh lệch lãi suất được xóa
bỏ, chỉ giữ lại quy định trần lãi suất cho vay.Đến tháng 8-2000, cơ chế điều hành lãi suất với một mức cơ bản kèm biên độ dao động đã được NHNN áp dụng thay cho cơ chế lãi suất trần.Năm 2001, cơ chế lãi suất thỏa thuận lại tiếp tục được thực thi
và cho phép vay bằng ngoại tệ.Như đã phân tích, dòng vốn ngoại gia tăng trong giai đoạn này là tiền đề cho sự gia tăng tín dụng trong nước nhằm đáp ứng cho sự phát
Biểu đồ 3.3: Mức tăng tín dụng từ 2000-2008
Nguồn: World Bank
Biểu đồ 3.4: Biến động lãi suất cơ bản
Nguồn: HD Securities
Chú ý trong 2 biểu đồ trên chúng ta sẽ thấy cung tiền Việt Nam thay đổi rất nhiều,
dao động trung bình trong khoảng 30-40% suốt từ 2002 đến 2008. Trước sự vận
động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm
2008, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Công cụ lãi suất được phát huy tối đa, liên tục và
có điều chỉnh.Lãi suất tái cấp vốn tăng gấp hai lần trong khoảng thời gian từ tháng 1
đến tháng 6-2008. Mức lãi suất chiết khấu so với cuối năm 2007 tăng thêm 8.5%, ở
0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 % thay đổi M2 % thay đổi M2
mức 13%/năm kể từ 10-6-2008. Thời điểm này, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm. Nhưng mới đây, vào 2/2012, đã có chính thức thông báo từ phía NHNN sẽ có quy định hạ lãi suất này xuống còn 13%, ngoài những băn khoăn về lạm phát còn là vì tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Hiện tại khi “nhiệt” từ áp lực lạm phát giảm xuống khi CPI tháng này chỉ tăng 16% trong khi là 23% vào cùng kỳ năm 2011, nhiều chuyên gia cho rằng, giảm lãi suất 1% hay đến đâu cho hợp lý sẽ là một bài toán khó mà Việt Nam cần đi tìm lời giải.
3.1.3.2 Dự trữ bắt buộc
Bên cạnh công cụ lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng phát huy hiệu lực không kém.Đây là cách NHTW tác động lên lượng tiền mạnh cung ứng cho nền kinh tế
thông qua các NHTM.
Kể từ 2001, NHNN đã thực hiện nhiều lần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả đồng ngoại tệ và VND. Cụ thể, tháng 11/2001, NHNN quyết định giảm tỷ lệ dự trữ
bắt buộc của ngoại tệ từ 15% (5/2001) xuống còn 10%, giảm tỷ lệ DTBB của VND
xuống còn 3%, giúp cho công việc tạo tiền của ngân hàng phát triển nhiều hơn nữa, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2004, từ 7/2004, NHNN lại tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt đối với các loại tiền gửi dưới 24 tháng bằng VND và ngoại tệ (Quyết định số 796/QĐ-NHNN ngày 25/6/2004). Cụ thể, tiền gửi VND (không kỳ hạn và có kỳ
hạn) tăng từ 2% lên 5%, ngoại tệ (không có và có kỳ hạn) từ dưới 12 tháng tăng từ
4% lên 8%, loại từ 12 đến dưới 24 tăng từ 1% lên 2%. Đồng thời để khuyến khích
các tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, NHNN chỉ trả lãi cho phần dự trữ bắt buộc
yêu cầu, nếu vượt thì không được trả lãi.
Với một quốc gia đang phát triển, hệ số nhân tiền thường có xu hướng gia tăng do hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng hiệu quả. Ở Việt Nam, hệ số nhân tiền đã gia tăng dần từ mức 1.6-1.7 vào các năm 1996-1997 lên mức 2.3-2.5 vào các
năm 2000-2001, 3-3.5 vào các năm 2006-2007 và đạt mức 5-5.2 vào cuối năm
2010.Nguyên nhân chính khiến hệ số nhân tiền ở các nước đang phát triển có xu
hướng tăng trong dài hạn là do tỷ lệ tiền ngoài hệ thống có xu hướng giảm dần. Do
vậy để kiềm chế việc gia tăng cơ số tiền, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã tăng từ 5% lên 10% vào tháng 7-2007 cho các kỳ hạn gửi dưới 12 tháng. Mức tăng cao này được duy trì cho tới tháng 8-2008.
Trong năm 2011, có đến 3 lần NHNN điều chỉnh tỷ lệ DTBB (tháng 5, 6 và 8). Gần nhất, 2/2012, hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND với các ngân hàng thương mại kỳ hạn trên 12 tháng là 1%, không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3%, nhằm khỏa lấp phần nào cho sự khát vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu năm.Có thể nói, đây là
công cụ đầy quyền lực của NHNN, bởi những thay đổi nhỏ thôi cũng ảnh hưởng
đáng kểđến lượng tiền trong nước.
3.1.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở