Nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thực hiện chính sách vô hiệu hóa - Một số khuyến nghị trong chính sách điều hành kinh tế Việt Nam (Trang 41 - 45)

Ta biết rằng hầu hết chính phủ các nước đều vay mượn tiền của người dân bằng cách phát hành các trái phiếu. Ở Việt Nam, qui chế phát hành trái phiếu được chính phủ ban hành vào 1994. Theo đó, trái phiếu là chứng chỉ vay nợ của chính phủ do Bộ tài chính phát hành, như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình. Đối với chính sách tiền tệ, đây là công cụ để NHNN sử dụng nghiệp vụ thị trường mở điều tiết nền kinh tế.Bắt đầu từ năm 2000, sau khi Quyết định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999 ra đời, nghiệp vụ này chính thức được sử

dụng tại Việt Nam. NHNN tiến hành mua hay bán các loại giấy tờ có giá để làm

tăng hoặc giảm lượng cung tiền, thông qua việc thay đổi lượng tiền mạnh.

Việc triển khai NVTTM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời.

NVTTM đang dần trở thành kênh chủđạo đểNHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từlưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM.

Từ 2000-2007, đây là thời gian bắt đầu triển khai và phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam.Đặc biệt, trong năm 2004, NVTTM đã được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ thông qua việc bơm/hút vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng với thời gian ngắn từ 60-70 ngày. Tổng doanh số giao dịch

trong năm 2004 đạt 61,936 tỷđồng, gấp 3 lần trong năm 2003. Với nghiệp vụ này, NHNN sẵn sàng hỗ trợ với chí phí thấp để góp phần ổn định lãi suất thị trường và

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3.1: Bảng kết quả nghiệp vụ thị trường mở

Đơn vị: Tỷ đồng

BẢNG KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ (từ 2000-2007)

Thời gian Số phiên Khối lượng chào thầu

Khối lượng trúng thầu Lãi suất

trúng thầu (%năm) Tổng số Mua hẳn Mua có kỳ hạn Bán hẳn Bán có kỳ hạn % năm sau so với năm trước 2000 17 2450 1904 480 874 550 4.5-4.9 2001 48 5770 3934 60 3254 570 50 206.6 3.4-5.15 2002 85 22400 9146 7246 1900 231.6 4.5-5.1 2003 107 37500 21184 9844 11340 292.4 1.58-5 2004 123 93760 61936 60986 950 165.5 3.25- 5.45 2005 158 138787 102479 10069 1100 700 121.2 3.7-7.4 2006 162 140850 124235 36833 87202 200 336.4 0.8-7.1 2007 355 2027600 417977 61133 356844 3.75-8 Tổng số 1055 2469117 742795 540 280849 459506 1900 Nguồn: NHNN8

Nhìn vào số liệu ở bảng trên cho thấy, kết quả hoạt động NVTTMhết sức ấn tượng, cả về sựđa dạng trong các phương thức giao dịch cũng như khối lượng trúng thầu

tăng mạnh mẽ qua từng năm. Cụ thể, năm 2000, khối lượng trúng thầu mới chỉ là

8

Tham khảo bài viết: Cơ chế điều hành nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam của tác giả Ths. Phạm Thị Thanh Huyền

1,904 tỷđồng, thì đến năm 2007, khối lượng trúng thầu đạt 417,977 tỷđồng. Trong

7 năm qua (2000 - 2007), NHNN đã bơm tiền ra lưu thông qua việc mua kỳ hạn và mua hẳn GTCG là 281,389 tỷđồng, hút tiền về từlưu thông qua việc bán kỳ hạn và bán hẳn GTCG là 461,406 tỷđồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2007, để duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định phục vụ

các mục tiêu phát triển và thu hút đầu tư, NHNN đã tung ra 112,000 tỷ đồng để mua vào hơn 7 tỷ USD, phục vụ cho dự trữ ngoại hối, làm cho mức dự trữ ngoại hối cũng tăng lên kỷ lục, từ mức khoảng 9 tuần nhập khẩu của nền kinh tế vào thời

điểm giữa năm 2006 đến khoảng 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 và vọt lên trên 20 tuần nhập khẩu trong năm 2007. Sau đó, NHNN lại thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để “hút”tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn 82,000 tỷ đồng. Chịu ảnh hưởng từ lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy từ cú sốc giá hàng hóa trên thế giới (giá dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng, giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1,000 USD/tấn, phân bón, vải sợi…), 2008, NHNN đã thực

hiện hàng loạt các biện pháp mạnh tay nhằm kiềm chế lạm phát. Sử dụng đồng bộ

các công cụ của CSTT như: lãi suất cơ bản, DTBB, và buộc các TCTD mua 20,300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có 7.58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN, thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở để “hút” tiền về. Từ những bước chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt vào đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. Chính sách tiền tệ chưa thể nói là cực chuẩn nhưng có thể nói là thành công.Giảm áp lực khan hiếm USD trên thị trường, đảm bảo tính thanh khoản.

Tuy vậy, trong vài tháng giữa năm 2008, NHTW đã tung ra khoảng 160,000 tỉ đồng

mua vào 10 tỉ USD nên đẩy lạm phát đã tăng lên trên 20%. Để thu hồi lượng cung

tiền 160,000 tỷ đồng này về nhằm kiềm chế lạm phát trở lại, NHTW đã liên tục bán

ra trái phiếu trên thị trường mở. Nhưng các can thiệp này đã thất bại do lãi suất trái

phiếu thấp hơn mức kỳ vọng nên đã không thu hồi được lượng nội tệ đã cung ứng

Trong những ngày đầu tháng 1/2012, NHNN tiếp tục bơm ròng 12,374 tỷ đồng trên thị tường mở để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.Đặc biệt, trong tuần từ 30/1 - 3/2/2012, NHNN đã bơm ra thị trường mở hơn 23,200 tỷ đồng và hút về hơn

80,000 tỷđồng.Mức hút ròng trong tuần là 56,843 tỷđồng.

Biều đồ 3.5: Hoạt động bơm hút ròng qua OMO trong 5 tuần (từ tháng 12/2011-1/2012)

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Reuters/BVSC/NDHMoney/GAFIN

Hoạt động hút tiền về mạnh mẽ trong những ngày đầu năm mới Nhâm Thìn 2012 không những không gây khó khăn cho các ngân hàng mà theo khẳng định của đại diện NHNN thanh khoản các tổ chức tín dụng dường như vẫn rất dồi dào. Sự kết hợp tổng hòa các công cụ tiền tệ đã dẫn dắt Việt Nam ngay từ những bước đi đầu tiên khi vừa cải cách, đến những năm được gọi là “tăng trưởng vượt bậc” và thời kỳ

hậu khủng hoảng kinh tế 2008. Tuy có những mặt còn hạn chế, đặc biệt là về vấn

đề lạm phát, nhưng phải công nhận một điều rằng nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định. -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000 5008 12397 -10359 4497 12374

3.2Kết quả kiểm định việc thực hiện chính sách vô hiệu hóa tại Việt Nam 3.2.1 Kiểm định mức độ thực hiện vô hiệu hóa

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thực hiện chính sách vô hiệu hóa - Một số khuyến nghị trong chính sách điều hành kinh tế Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)