Từ những vấn đềnhư trên, đề tài tiến hành những nghiên cứu của mình với mô hình nhằm kiểm định mức độ Việt Nam có hay không có thực hiện chính sách vô hiệu hóa lên các dòng vốn, đầu tiên, ta xét ở mức độ tổng quan nhất:
ΔDC/RM-4 = α + β1ΔFR/RM-4+ β2Δln(GDP) (1)
Trong đó, DC, FR, RM vẫn là các biến sốđại diện cho tín dụng trong nước, dự trữ
ngoại hối và cung tiền cơ sở.Lấy khoảng thay đổi của DC, FR chia cho lượng tiền mạnh được cung cấp cho thị trường.Mục đích của mô hình là muốnkiểm chứng sự
tồn tại kiểm soát của NHNN thông qua chính sách vô hiệu hóa.
Bằng cách kiểm định: H0: β=0 có ý nghĩa hay không thông qua thống kê F của kiểm định Wald. Nếu ta chấp nhận H0, tức là không tồn tại hệ số β trong mô hình, và không biểu hiện mối quan hệ nào giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.Ngược lại, nếu bác bỏ H0, chấp nhận β≠0 thì biểu hiện được mối quan hệ giữa hai biến này. Về dữ liệu quan sát: mẫu dữ liệu sẽ được tiến hành quan sát bắt đầu từ quý 1 năm
2000 (bởi vì đây là năm mà NVTTM được phép thực hiện tại Việt Nam) đến quý 3
năm 2010. Do dữ liệu quan sát theo quý kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở và chính sách tiền tệcó độ trễ nên ta sẽ tiến hành lấy độ trễ 4 quý nhằm đánh giá chính xác hơn những thay đổi trong cung tiền, dự trữ ngoại hối và số lượng nắm giữ các giấy tờ có giá từ phía NHNN (tránh tình trạng nhiễu tạp giữa các quý).
Trong đó:
DC sẽ lấy các tài sản thuộc khu vựcTrung ương (Claims of Central Government) được định nghĩa làcác giấy tờ có giá dưới hình thứccác chứng khoán vànợ, cácgiao dịch hoánđổitiền tệ nhằm đại diện cho lượng tín dụng
được nắm giữ bởi NHNN.
FR được lấy từ dự trữ ngoại hối quốc gia.
RM là dữ liệu Money trong Data của IFS (Website IMF), đại diện cho lượng cung tiền mạnh trong nước(M1). Do đó, theo mô hình, tasẽ lấy khoản thay
đổi của M1 để thể hiện cho lượng tiền tăng trong nền kinh tế và thể hiện cho những khoản tăng cung tiền mạnh cho Việt Nam trong thời từ 2000-2010. Biến GDP đại diện cho GDP danh nghĩa. Vì thực tế ta muốn đi kiểm định
xem việc thay đổi DC trong nước có giúp tăng trưởng GDP danh nghĩa hay
không. Vì hai loại dữ liệu khác nhau nên ta tiến hành lấy logarit cơ số e để
thể hiện sự co giãn giữa hai biến. Hàm ý rằng, khi GDP thay đổi 1 đơn vị thì có mối quan hệ nào với DC thông qua β2hay không.
Tiếp đến, do FR sẽđược tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau, do đó, ta cũng đi xem xét hành động của việc can thiệp này theo thời gian có bịảnh hưởng bởi nguồn gốc các dòng vốn hay không? Việc chính phủ thực hiện vô hiệu hóa sẽ “nhắm” vào đối
tượng nào?Là các dòng vốn “lạnh” hay các dòng vốn “nóng”?Bằng mô hình hồi quy:
∆DC/RM-4 = α +β1∆FDI/RM-4 + β2∆FPI/RM-4+β3 ∆CA/RM-4 + β4∆ln(GDP) (2)
Đầu tiên, phải kểđến là các dòng vốn “lạnh” FDI, dòng vốn được cho là có những
ảnh hưởng chậm lên nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do FDI liên quan chủ yếu đến quyền quản lý trong đầu tư mà mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Đồng thời, thu hút FDI cũngđồng nghĩa với việc sẽ thu hút được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và trình độ quản lý mà các nhà đầu tư này mang đến. Do đó, đây là dòng vốn được
đánh giá là ít “nhạy cảm” cho nền kinh tế một khi đã tiếp nhận.
Kếđến, phải xem xét đến các dòng vốn nhạy cảm hơn-FPI.FPI được sử dụng trong mối tương quan ngược với FDI.Có nghĩa là FPI bị giới hạn trong hình thức đầu tư
vào cố phiếu và trái phiếu của công ty.Trong thời gian qua, FPI đã góp một phần rất lớn vai trò của mình trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ
khi mới ra đời vào năm 2000.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, thì những thiệt hại do tính chất “đảo chiều” cũng không nhỏ. Đây cũng có thể là một công cụđể các quỹđầu cơ tấn công vào nền kinh tế một khi nền kinh tế này
xuất hiện những dấu hiệu yếu kém. Do vậy, việc đo lường xem chính phủ có tiến hành vô hiệu hóa các dòng vốn này trong thời gian qua hay không là vấn đề quan trọng.
Cuối cùng là xét đến thặng dư trong tài khoản vãng lai (CA). Trong giai đoạn mở
cửa tài khoản vốn và gia nhập WTO, CA của Việt Nam tuy vẫn còn thâm hụt
nhưng nhìn chung đã được cải thiện rất nhiều. Việc lượng ngoại tệđổ vào quốc gia thông qua cửa xuất nhập khẩu có tạo nên mối quan tâm lo lắng hay không, ta cũng
tiến hành ước lượng cho nhân tố này.
Cũng phải nhận thấy rằng, Trung Quốc- quốc gia được cho là thành công nhất trong việc dung hòa được 3 mục tiêu trong bộ ba bất khả thi, cũng phải đang đối mặt với hiện tượng lạm phát tăng cao. Nhằm kiểm chứng việc thay đổi DC có biểu hiện mối quan hệ nào với lạm phát (IF) đang gia tăng và GDP thực hiện nay của Việt Nam, từphương trình (1) ban đầu, biến Z được tách thành 2 biến mới:
ΔDC/RM-4 = α + β1ΔFR/RM-4+ β2∆ln(RGDP) + β3 ∆ln(IF) (3)
RGNP: đại diện cho GDP thực của Việt Nam. IF: mức lạm phát.
Cả hai dữ liệu cũng đều lấy theo quý, từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm
2010, trong đó, năm 1994 sẽ được lấy làm gốc để tính toán các dữ liệu.
Phương trình nhằm kiểm định cho những lợi ích và tác hại mà chính sách vô hiệu hóa này mang lại qua các hệ sốβ1, β2, β3. Nếu các hệ số này có ý nghĩa, tức là chính
sách này có tác động thật sự đến những biến vĩ mô trong nền kinh tế. Kết quả như
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhìn lại một chặng đường phát triển hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam chính thức thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước, chính sách này đã đưa nền kinh tế Việt Nam tiến sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới, trở thành thành viên trong khối ASEAN (1995), tham gia AFTA, APEC và mới đây nhất là được làm thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới- WTO (2007). Tất cả nhằm đánh dấu sự cho sự phát triển kinh tế, giảm đói nghèo và cải thiện đới sống người dân Việt Nam kể từ 1986 đến nay. Có thể nói, đây chính là kết quả của những chính sách điều hành mà các nhà làm quản lý Việt Nam tạo nên, kết quả này là sự pha trộn giữa “cái được” và “ cái mất”
nhưng vẫn cố gắng để hướng đến 3 mục tiêu cao nhất trong mẫu hình bộ ba bất khả
thi.
3.1Các chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua 3.1.1 Tự do hóa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài