và Reuven Glick 2009 )
Tác giảđã tiến hành những nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề thay đổi mẫu hình bộ ba bất khả thi đối với các nước có thị trường mới nổi, đồng thời cũng xem xét
hiệu quả của chính sách vô hiệu hóa đối với các nước này với mẫu quan sát bao gồm khu vực Châu Á và khu vực Châu Mỹ Latinh. Đi từ những quan sát sự thay
đổi trong tích lũy dự trữ ngoại hối trong suốt 4 quý của NHTW (FR) và tài sảntín dụng nội địa ròng (DC), so với lượng cung tiền(RM) với độ trễ 4 quý. Bằng cách lập luận rằng RM = DC + FR, biểu hiện mối quan hệ giữa 3 yếu tố, trong đó:
RM là lượng cung tiền trong nền kinh tế.
FR là tài sản dự trữ ngoại hối ròng do NHTW nắm giữ dưới dạng đồng tiền mạnh (như đôla) hay các giấy tờ có giá như: trái phiếu, lệnh phiếu, séc nước ngoài (ví dụ như trái phiếu của Mỹ) và dùng phần dự trữ này để điều chỉnh những thay đổi của tỷ giá hối đoái.
DC thể hiện tài sản tín dụng nội địa ròng mà NHTW đang nắm giữ bao gồm các loại giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…) được tạo ra thông qua các kênh nghiệp vụ thị trường mở. NHTW sẽ dùng tài sản này để điều tiết một phần cung tiền trong nền kinh tế. Đểước lượng mức độ thực hiện vô hiệu hóa, tác giảđã sử dụng mô hình hồi quy đơn giản như sau:
ΔDC/RM-4 = α + βΔFR/RM-4+ Z.
Phương trình cho thấy: Biến phụ thuộc Δ DC/RM sẽthay đổi như thế nào khi biến
GDP danh nghĩa) biểu thị lượng thay đổi của tài sản tín dụng nội địa ròng là bao nhiêu khi GDP danh nghĩa tăng trưởng 1%.
Nếu kết quả kiểm định:
β = -1: có sự vô hiệu hóa hoàn toàn. β = 0: không có vô hiệu hóa.
-1<β <0: có vô hiệu hóa cục bộ.
Trong phương trình hồi quy trên, dường như có sự xuất hiện đồng thời của xu
hướng chính sách tiền tệ thuậnchu kỳ và phản chu kỳ. Tính thuận chu kỳ hàm ý rằng, sựtăng lên trong DC là do NHTW đang đáp ứng sựgia tăng cầu tiền cho tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, lại xuất hiện dấu hiệu của chính sách tiền tệ phản chu kỳ, khi nền kinh tế tăng trưởng, dòng vốn đổ vào mạnh (ΔFR dương) thì NHTW sẽ
rút bớt tiền ra để tránh gây nên sựtăng trưởng “nóng” thể hiện qua ΔDC âm (β <0).
Khi β = -1, can thiệp vô hiệu hóa hoàn toàn ngụ ý rằng NHTW sẽ cho phép tín dụng trong nước đáp ứng hoàn toàn lượng cầu tiền tăng do tăng trưởng GDP (do hệ
số của biến Z là 1), nhưng sẽ ngăn chặn bất kỳ sự mở rộng tín dụng trong nước do tích trữ ngoại hối. Khi đó:ΔRM=ΔDC+ΔFR.
Tương tự, khi β < -1, chứng tỏ một điều NHTW đang thực hiện chính sách tiền tệ
thắt chặt hơn. Hàm ý rằng, khi tích trữ dự trữ ngoại hối tăng một đơn vị,NHTW sẽ
tiến hành hút bớt tiền trong lưu thông mạnh tay hơn 1 đơn vị, và phần nhiều hơn
này có thể dùng để kiềm chế áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Ngược lại, khi hệ số β > 0, nhằm ám chỉ chính sách tiền tệ mở rộng mà NHTW
đang thực hiện, sựthay đổi tính dụng trong nước chỉ nhằm mục đích hút các dòng ngoại tệđổ vào đáp ứng tăng trưởng kinh tế.
Sau những tiến hành ước tính xu hướng biên khi vô hiệu hóa tài sản tích lũy,
Aizenman và Glick đã nhận thấy rằng, mức độ vô hiệu hóa dòng vốn nước ngoài chảy vào đã tăng lên trong những năm gần đây, với những mức độ khác nhau trong
từng khu vực. Các nước có thịtrường mới nổi đã bắt đầu vô hiệu hóa các dòng vốn vào từ sau khủng hoảng Châu Á 1997-1998 hoặc từ sau khi Trung Quốc bắt đầu vô hiệu hóa mạnh mẽ dòng vốn đổvào nước mình trong năm 2002.
Đồng thời, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu mở rộng nhằm xem xét hành động vô hiệu hóa thay đổi như thế nào theo thời gian bằng cách tách biến FR ban đầu thành các thành phần FDI, non-FDI, thặng dư cán cân tài khoản vãng lai (CA) đặt trong mối quan hệ giữa có hay không có “Dumcrisis” (khủng hoảng) xảy ra. Kết quả, những dòng vốn sẽ được can thiệp theo những mức độ khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của chúng và mốc thời gian diễn ra trước và sau khủng hoảng. Mức độ
vô hiệu hóa phụ thuộc vào thành phần của cán cân thanh toán các nguồn vốn, tức là một số quốc gia ứng phó với luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ít hơn so
với thặng dư tài khoản vãng lai CA hoặc nguồn vốn không phải đầu tư trực tiếp non-FDI. Điều này phù hợp với quan điểm rằng các quốc gia này ít quan tâm về tác
động tiền tệ của dòng vốn đầu tư trực tiếp, bởi vì dòng vốn này có ảnh hưởng chậm
hơn lên nền kinh tế, sự ra vào của dòng vốn này diễn ra chậm hơn trong các thời kỳ. Một mặt, các tác giả cũng tiến hành đo lường mức độ chống lại lạm phát thông qua chính sách vô hiệu hóa này. Kết quả mô hình cho thấy, các nước trong bộ dữ
liệu đã sử dụng chính sách này để lạm giảm lạm phát (khi hệ số lớn hơn 0), duy chỉ
có Thái Lan là cho kết quả hệ số âm. Minh chứng cho mối qua tâm ngày càng cao về lạm phát tại các quốc gia này.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, việc hội nhập tài chính là không thể từ
bỏ, do đó, những bất ổn là điều không tránh khỏi đối với Việt Nam khi cho phép các dòng vốn đổ vào ngày càng gia tăng. Vì lẽ đó, mà đề tài sẽ tiến hành kiểm định các biện pháp kiểm soát của Chính phủ có thực sự theo mẫu hình bộ ba bất khả thi mới kết hợp bằng cách thực hiện vô hiệu hóa như các nước trên thế giới đã từng áp dụng thành công hay không.