Để thực hiện được chính sách lạm phát mục tiêu trên, điều kiện tiên quyết là phải
có một NHTW hoàn toàn độc lập và sự định hướng chỉ lấy lạm phát mục tiêu làm chính sách trọng tâm. Việt Nam chúng ta chưa thật sự làm được điều này, bởi vẫn
có sự ràng buộc giữa Chính phủ và NHNN. Do đó, thiết nghĩ, hãy để NHNN Việt Nam độc lập hơn trong việc thực thi chính sách tiền tệ, từng bước để NHNN trở
thành một NHTW đúng nghĩa như thế giới. Cũng phải nói thêm rằng, chính sự ràng buộc này góp phần kìm hãm sự phát triển đất nước khi thâm hụt ngân sách ngày
càng kéo dài. Điều này xuất phát từ đầu tư công không hiệu quả, từ những “bảo
lãnh” phát hành nợ nước ngoài như vụ Vinashin (2011).Theo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế
hoạch 5 năm (2011-2015) là gần 250-266 tỉ USD, trong đó 18% là vốn ngân sách
nhà nước. Hiện tại, tỷ lệ đầu tư của Việt Nam tăng lên 40% GDP nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp. Về số liệu thực tế, theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong 10 năm qua, đầu tư của Nhà nước chiếm gần 46% tổng vốn đầu tư toàn
xã hội. Cơ cấu đó cho thấy, vốn đầu tư của Nhà nước là quan trọng nhất.Tài trợ cho đầu tư công là ngân sách.Dù vậy, kết quả mang lại không khả quan. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: tính cả trái phiếu Chính phủ thì bội chi ngân sách lên tới 9.7% GDP trong 2009 và 8.7% GDP trong 2010, cao hơn rất nhiều so với con
số chính thức khoảng 5% GDP. Bên cạnh đó, so sánh ICOR Việt Nam so với các nước ở khu vực Châu Á:
Biểu đồ 4.1: So sánh ICOR của một số nước
Nguồn: PGD.TS Trần Đình Thiên, Viện kinh tế Việt Nam
ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quảđầu tư càng thấp. Chỉ số ICOR Việt Nam năm
2010 là là 6.9, nói đơn giản là phải bỏra 6.9 đồng vốn đầu tư mới được 1 đồng tăng trưởng; trong khi đó Trung Quốc là 4.1, Nhật là 3.2, Hàn Quốc là 3.2, Đài Loan là
2.7. Chỉ số này cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang
phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo
hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp
đôi.Chỉ số quá cao trong khi nguồn vốn cho các khoản này, đa phần xuất phát từ nợ
vay của Chính phủ Việt Nam. Muốn nền kinh tế thật sựtăng trưởng bền vững trong dài hạn, phải nhận ra được cái hạn chế tiềm tàn ngay trong nội tại những nhà điều
hành đầu tư công không tốt và gây nên những thất thoát. Một chính sách tiền tệ quá mức sẽ gây nên những áp chế tài chính không tốt cho nền kinh tế thì phải cần đến chính sách tài khóa hỗ trợ, nhưng bản thân chính sách này tỏ ra không hiệu quả với số nợ quốc gia ngày một tăng: Nợ công/GDP: 49.8 % (2009). Năm 2010, tỷ lệ nợ
công/GDP: 57.10%, Việt Nam đứng hạng thứ 41/133 quốc gia và lãnh thổ (theo Factbook của CIA). Phải nêu rõ mới thấy được bản chất tiêu cực của mảng kinh tế
quốc doanh đang chiếm vai trò chủ đạo ở Việt Nam. Tháng 8/2011, theo BBC Việt Nam, hãng Standard & Poor’s vừa hạ mức tín nhiệm nợ nội tệ của Việt Nam từ BB xuống BB-. Mức xếp hạng BB- đối với Việt Nam thể hiện một nền kinh tế thu nhập
thấp, một hệ thống tài chính đang phát triển và khung chính sách đang được xây dựng. Cũng theo Strandard & Poor’s, những bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong
những năm gần đây trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ đã làm yếu khả năng chống chọi của khu vực ngân hàng đối với các cú sốc kinh tế và tài chính.
Triển vọng về mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam là tiêu cực và điều đó thể hiện Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong tương lai gần. Standard & Poor's cảnh báo họ sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm về nợ của Việt Nam nếu sức ép về cân đối chi tiêu của Chính phủ gia tăng và nếu những rủi ro trong khu vực tài chính tăng cao. Một khi lam phát gia tăng cũng làm cho các khản nợ này phình to ra, khiến nợ càng thêm nợ. Do vậy, sử dụng tốt dòng vốn từ nợ vay,
đầu tư hiệu quả sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế thật sự bền vững. Điều này đòi hỏi, Chính phủ cần có lộ trình trong việc lực chọn đầu tư công, có sự nhận định thiết thực nơi nên và không nên đầu tư, tránh tràn lan mà không hiệu quả. Cần có tín hiệu siết chặt hơn trong chính sáchtiền tệ trong dài hạn để chống lạm phát.
Một cách chống lạm phát khác rất hiệu quả với cái giá phải trả rất thấp là cắt đứt cho
bằng được khuynh hướng và kỳ vọng lạm phát đã được thực hiện thành công ở một
số nước. Nếu Chính phủ liên tục đưa ra thông điệp chống chi tiêu công lãng phí và thực hiện có hiệu quả thì khuynh hướng và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm theo. Các công
bố chỉ số lạm phát định kỳ của Chính phủ nếu có kèm theo diễn giải có bao nhiêu dự án đầu tư kém hiệu quả đã ngay lập tức được “đình lại” sẽ có tác động tâm lý rất lớn đến khuynh hướng và kỳ vọng lạm phát của người dân và toàn thị trường. Cân đối lại chi và tiêu ngân sách nhà nước; giảm rõ rệt sự chi tiêu của Chính phủ. Phải kết
hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mới đem lại hiệu quả tốt