Phát triển thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thực hiện chính sách vô hiệu hóa - Một số khuyến nghị trong chính sách điều hành kinh tế Việt Nam (Trang 67 - 68)

Có mối quan hệ nhân quả giữa các nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc với việc điều

tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn gián tiếp. Các

nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công sự điều tiết bởi vì chúng giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của điều tiết (tham

nhũng, quan liêu...). Mặt khác, điều tiết lại giúp củng cố các nền tảng kinh tế cơ bản

thông qua việc điều tiết thận trọng và thiết lập các cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của thị trường tài chính.

Theo nhận định của Standard & Poor’s, thị trường tài chính Việt Nam có thể có

những bất ổn trong tương lai gần. Do vậy, phát triển thị trường tài chính đủ sâu về

quy mô cũng như khối lượng giao dịch tương xứng với nhu cầu vốn cho sự phát

triển kinh tế trong tương lai, đặc biệt là thị trường chứng khoán là cần thiết. Trước

hết, cần hoàn hoàn thiện hệ thống pháp luật, bởi đây là khuôn khổ pháp lý để các

diễn biến trong nền kinh tế đi theo luật định. Một trong những yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tình hình kinh tế, chính trị của nước

tiếp nhận vốn. Hiển nhiên là một nền kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định sẽ được sự chú ý nhiều hơn bởi các nhà đầu tư. Các nước có nền kinh tế phát

triển cao cho phép các nhà đầu tư có nhiều cơ hội có được suất sinh lợi cao trên tổng

vốn đầu tư.Thị trường sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu như có sự hiện diện của các quỹ đầu tư, vì đây là dấu hiệu cho thấy một thị trường tiềm năng.Do vậy, để thúc đẩy

hoạt động của các quỹ đầu tư, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như:

tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường; phát triển quy

mô thị trường; xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị và

điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nước; tăng tính minh bạch của thị trường

chứng khoán, thị trường OTC và tại các doanh nghiệp cổ phần tư nhân; ban hành

các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài. Việc phát triển thị trường tài chính sẽ là cầu nối để việc kết hợp thực hiện chính sách

tăng. Tuy nhiên, như đã nói việc can thiệp quá mức sẽ gây nên những áp chế tài chính. Sử dụng chính sách này cũng phải chú ý đến chi phí phải trả từ các công cụ

thị trường mở.Một khi chi phí tài khóa quá lớn sẽ lại gây thêm áp lực trả lãi từ phía NHNN. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rằng NHNN nên sử dụng chính sách vô hiệu hóa như một công cụ hỗ trợ trong ngắn hạn nhằm giữ vững thị trường. Chính sách

vô hiệu hóa phụ thuộc vào khả năng chịu đựng áp chế tài chính của quốc gia đó. Vì thế, một thị trường bền vững, lành mạnh sẵn sàng tham gia và có khả năng chịu

dựng áp chế tài chính sẽ duy trì được chính sách dự trữ và áp chế tài chính trong thời

gian dài.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thực hiện chính sách vô hiệu hóa - Một số khuyến nghị trong chính sách điều hành kinh tế Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)