Quản lý môi trường ở quy mô doanh nghiệp – Tiêu chuẩn ISO 14001

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 80 - 98)

- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng,

b) Quản lý môi trường ở quy mô doanh nghiệp – Tiêu chuẩn ISO 14001

1. Định nghĩa tiêu chuẩn ISO

“ISO Là thỏa thuận được chấp nhận bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật hoặc các tiêu chuẩn cụ thể khác được áp dụng thống nhất như các quy định, hướng dẫn, hay định nghĩa cho các đặc tính để đảm bảo các vật liệu, sản phảm, quy trình và dịch vụ được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng của chúng”.

Chúng ta sử dụng tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày mà ít nhiều không để ý tới việc đó.Thực tế, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn rất nhiều khi không có các tiêu chuẩn. Chẳng hạn, chúng ta có thể giao tiếp được là do ngôn ngữ được chuẩn hoá. Từ và cụm từ có nghĩa chung dễ dàng truyền đạt từ người phát biểu hoặc người viết sang người đọc. Một ví dụ khác, khi bạn đến cửa hàng và mua một gói bánh, bạn sẽ chẳng suy nghĩ liệu gói bánh “B” ở Hà Nội có cùng khối lượng, chất lượng với gói bánh “B“ ở Hải phòng không? Hoặc liệu 1 lít sữa có thực sự chứa 1 lít hay không. Bạn sẽ không phải lo lắng về điều này vì bạn đang sống trong một xã hội mà các tiêu chuẩn về trọng lượng và đo đạc đã được thiết lập.

Trong thế giới kinh doanh, việc chuẩn hóa là bắt buộc nhờ đó các nhà sản xuất trong nước hoặc ngoài nước có thể bán sản phẩm của họ trên toàn thế giới mà không cần đến việc đòi hỏi hàng trăm các yêu cầu kỹ thuật tại khu vực đó.

Lấy ví dụ, một bộ váy cỡ 8 ở Malaysia có cỡ tương đương với bộ váy cỡ 8 được sản xuất ở Việt nam. Cũng tương tự như vậy, sản phẩm của nhà sản xuất đĩa mềm sẽ tương thích với bất kỳ loại máy tính nào thuộc bất cứ hãng sản xuất nào.

Một hệ thống tiêu chuẩn được chấp nhận là điều cốt yếu tạo ra thị trường rộng lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm - từ những sản phẩm phức tạp như xe ô tô đến những sản phẩm mang tính trí tuệ như các chương trình máy tính.

2. Nhóm tiêu chuẩn ISO 14000 * Sự ra đời của ISO 14000

Ghi nhận sự thành công của việc phát triển tiêu chuẩn ISO 9000 - hệ thống quản lý chất lượng, Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) được đề nghị tham dự Hội nghị về môi trường và phát triển năm 1992 (còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh về trái đất) ở Rio de Janeiro. Trong suốt năm 1991, ISO cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật thiết lập nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước. SAGE cho rằng việc nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện và đánh giá là rất thích hợp. ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.

* Sự hình thành nhóm tiêu chuẩn ISO 14000

Một loạt các công việc liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường đã được bắt đầu vào năm 1992 khi ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này. Công việc của TC 207 được chia ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt. Canada là ban thư ký của Ủy ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban. Những công việc không thuộc phạm vi của TC 207 là các công việc liên quan đến các phuơng pháp kiểm tra ô nhiễm, đưa ra các giới hạn ô nhiễm và thiết lập các mức đánh giá hiệu quả hoạt động. Tại cuộc họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham dự vào việc xây dựng tiêu chuẩn. TC 207 thiết lập 2 tiểu ban để xây dựng các tiêu

chuẩn môi trường. Tiểu ban SC1 viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn BS 7750 và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tiểu ban SC2 viết tiêu chuẩn ISO 14010, 14011 và 14012

* Mục đích của ISO 14000

Mục đích tổng thế của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội.

Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.

Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp.

ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả".

ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.

* Các tiêu chuẩn trong nhóm ISO 14000

ISO 14001 - Hệ thống Quản lý môi trường - Mô tả hướng dẫn sử dụng.

ISO 14004 - Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kỹ thuật hỗ trợ.

ISO 1410 - Hướng dẫn Kiểm toán Môi trường – Các nguyên tắc chung

ISO 14011 - Hướng dẫn Kiếm toán Môi trường – Các thủ tục kiếm toán - Kiểm toán Hệ thống Quản lý Môi trường.

ISO 14012 - Hướng dẫn kiểm toán Môi trường – Tiêu chuẩn năng lực đối với các kiểm toán viên môi trường.

ISO 14020 – 14025- Nhãn mác và phát minh môi trường. ISO 14031 – Đánh giá hoạt động môi trường.

ISO 14040 – 14048- Đánh giá vòng đời sản phẩm. ISO 14050 - Từ vựng quản lý môi trường

ISO 14061 – Thông tin hướng dẫn các Tổ chức Lâm nghiệp sử dụng Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và Iso 14004.

ISO Guide 64- Hướng dẫn áp dụng các Tiêu chuẩn để đưa các khía cạnh môi trường vào sản phẩm.

* Nhóm tiêu chuẩn TCVN tương đương ISO 14000

TCVN ISO 14001:2005; TCVN ISO 14004:2005; TCVN ISO 14010: 1997; TCVN ISO 14012: 1997; TCVN ISO 14020: 2000; TCVN ISO 14021: 2003; TCVN ISO 14024: 2005; TCVN ISO 14025:2003; TCVN ISO 14040: 2000; TCVN ISO 14041: 2000; TCVN ISO 14050: 2000. * Phạm vi áp dụng của ISO 14000

“...Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể”.

“Hệ thống Quản lý môi trường chỉ có thể áp dụng được trong phạm vi mà “tổ chức có thể kiểm soát và qua đó dự kiến chúng có ảnh hưởng”

Phạm vi của ISO 14000:

Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường,

Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố, Chứng minh sự phù hợp đó cho các tổ chức khác,

Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản ly môi trường của mình do một tổ chức bên ngoài cấp,

Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này,

3. Tiêu chuẩn ISO 14001 * Lý do chứng nhận ISO 14001

ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chức. Để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi những nỗ lực và chi phí. Các nỗ lực và chi phí sẽ phụ thuộc vào thực trạng môi trường của công ty. Vậy tại sao một tổ chức lại mong muốn chứng nhận ISO 14001? Bởi các nguyên nhân như sau:

Áp lực từ pháp luật. Áp lực từ khách hàng.

Áp lực thậm chí từ những công ty bảo hiểm. Áp lực từ ngân hàng.

- Có thể là do nghĩa vụ pháp lý, cũng có thể động lực là lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng hệ thống.

- Dễ dàng hơn trong kinh doanh - Một tiêu chuẩn quốc tế chung sẽ giảm rào cản về kinh doanh - Đáp ứng với yêu cầu pháp luật - Để chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu pháp luật và phải chứng minh tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường,

- Tăng lòng tin: nếu một tổ chức được chứng nhận ISO 14001 và định kỳ được đánh giá bởi cơ quan độc lập, các bên hữu quan tin tưởng rằng tổ chức rất quan tâm đến vấn đề môi trường,

- Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Các tổ chức được chứng nhận ISO 14001 ít gặp phải các vấn đề về môi trường hơn các tổ chức không được chứng nhận,

- Tiết kiệm: Tổ chức sẽ tiết kiệm được nhiều hơn thông qua các nỗ lực giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm.

- Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn: Các khách hàng mong muốn kinh doanh với các tổ chức được biết đến trong việc bảo vệ môi trường,

- Cải tiến hiệu suất: Dường như việc đáp ứng với các phương pháp của hệ thống quản lý môi trường sẽ dẫn đến việc tăng cường lợi nhuận,

- Đáp ứng các yêu cầu của bên hữu quan - Bên hữu quan muốn đầu tư vào các công ty có các hoạt động tích cực bảo vệ môi trường,

- Giảm áp lực về môi trường: Khi các nhà hoạt động môi trường thấy rằng công ty không có các hoạt động bảo vệ môi trường, họ sẽ áp dụng các áp lực về luật lệ lên công ty và bên hữu quan. Kết quả là sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và công ty sẽ phải chịu chi phí kiện tụng.

- Nâng cao hình ảnh của công ty: Các tổ chức quan tâm đến chính sách và các hoạt động về môi trường sẽ chiếm được thiện ý của cộng đồng

- Sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các bảo hiểm về các sự cố ô nhiễm môi trường tiềm năng với phí thấp hơn cho các tổ chức có thể chứng tỏ rằng hệ thống của mình có thể ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc đạt được chứng chỉ ISO 14001

Với sự quan tâm đến môi trường ngày càng nhiều, động cơ cho việc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là mục đích sống còn của tổ chức. Một điều hiển nhiên là chỉ trong vài năm nữa, một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả sẽ là vé vào cửa thị trường thương mại quốc tế. Nếu không có chứng chỉ đó, các tổ chức sẽ khó tồn tại trong thị trường này.

* Hệ thống môi trường

Tiêu chuẩn ISO 14001 đã đưa ra định nghĩa về Hệ thống Quản lý Môi trường (HTQLMT) như sau: “HTQLMT Là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”.

Theo ISO, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường, có thể chưa có hệ thống quản lý môi trường, nhưng khi đã có hệ thống quản lý môi trường thì chắc chắn là phải có chính sách môi trường. Mục đích của HTQLMT được nêu trong ISO 14001, phần A1: “ Hệ thống Quản lý môi trường cung cấp quá trình được cơ cấu để đạt được sự cải tiến liên tục...”

* Các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

1- Cam kết của lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo phải được thể hiện từ giai đoạn bắt đầu thực hiện và trong suốt quá trình duy trì thực hiện Hệ thống Quản lý môi trường. Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập các mục tiêu của ISO 14001 cũng như sự tham gia tích cực các hoạt động môi trường liên quan, thì sẽ không có cơ hội để hoà hợp và thực hiện thành công Hệ thống Quản lý môi trường.

2-Tuân thủ với chính sách môi trường: Chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra hoặc lập ra

dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra “các đường lối chung” , “các khuynh hướng môi trường” và “các nguyên tắc hành động” đối với tổ chức.

3- Lập kế hoạch môi trường: Để có Hệ thống Quản lý môi trường hiệu quả, tổ chức phải xác

định của các hoạt động có thể có các tác động đến môi trường, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó. Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

4- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi trường, phân

công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong Hệ thống Quản lý môi trường và phải được tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó.

5- Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên

đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người mà công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống Quản lý môi trường.

6- Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội

bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả.

7- Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: Kiểm soát các hoạt động của Hệ

thống Quản lý môi trường được chứng minh qua các thủ tục dạng văn bản của các quá trình có thể có tác động đến môi trường và qua việc kiểm soát sự tuân thủ chặt chẽ các thủ tục. Để có thể thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm soát tài liệu nhằm đảm bảo (1) Các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng và (2) Các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục đã được phê duyệt.

8- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Hệ thống Quản lý môi trường phải

có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp phải được thực hiện và được chứng minh qua các khoá đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong Hệ thống Quản lý môi trường của tổ chức

9- Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa: Hệ thống Quản lý môi trường phải

chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Đây là bước rất quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra- Khắc phục (PDCA) của Hệ thống Quản lý môi trường. Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn

10- Lưu giữ hồ sơ: Hệ thống Quản lý môi trường phải duy trì các hồ sơ môi trường quan trọng

làm bằng chứng cho các kết quả hoạt động của mình. Hồ sơ có thể rất nhiều và đa dạng, hồ sơ rất hữu

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w