b) Cấu trúc của khí quyển
1.4.2.4. Tài nguyên đất
Đặc điểm của tài nguyên đất
- Đất là một hợp phần tự nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của năm yếu tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian (theo đacutraev).
- Trên quan điểm sinh thái, đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất của đất gồm: các hạt khoáng (40-45%), các chất mùn hữu cơ (~5%), không khí (20- 25%) và nước (25-35%).
- Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các chức năng cơ bản của đất:
+ Là môi trường (địa bàn) để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển. + Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải.
+ Là nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất. + Là địa bàn cho các công trình xây dựng. + Lọc và cung cấp nguồn nước cho con người
Tài nguyên đất trên thế giới
- Theo UNEP (1980), diện tích phần đất liền của các lục địa là 14.777 triệu ha gồm 1.527 triệu ha đất đóng băng, 13.251 triệu ha đất không phủ băng; trong số này có 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và đất rừng; 32% còn lại là đất cư trú, đầm lầy,...
- Diện tích đất có khả năng canh tác được khoảng 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 ha (tức chỉ <50%). Trong diện tích đất canh tác, đất cho năng suất cao chiếm 14%, năng suất trung bình - 28% và năng suất thấp - 58%.
- Về mặt sử dụng đất, hàng năm tỷ lệ diện tích đất đai trên đầu người bị thu hẹp nhanh chóng do dân số gia tăng và quá trình đô thị hóa-công nghiệp hóa, nhu cầu đất cho xây dựng nhà ở, công trình tăng. Ước tính từ 1961 – 1983 tổng diện tích đất canh tác tăng 0,08 tỷ ha nhưng tỷ lệ đầu người giảm từ 0,45 còn 0,31 ha/người
Bảng 1.10. Tỷ lệ % diện tích các loại đất sử dụng trên thế giới (FAO,1990)
Loại đất Tỷ lệ %
- Tuyết, băng, hồ 11,5
- Đất hoang mạc 8,7
- Đất đài nguyên 4,0 - Đất podzon 9,2 - Đất nâu rừng 3,5 - Đất đỏ 17,1 - Đất đen 5,2 - Đất màu hạt dẻ 8,9 - Đất xám 9,4 - Đất phù sa 93,9 - Các loại đất khác 3,2
Qua bảng trên cho thấy, những loại đất quá xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 148 triệu km2, trong đó đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 12,6% (đất phù sa, đất nâu, đất đen), đất xấu chiếm 40,5% (đất hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên), còn lại là đất chưa sử dụng và không sử dụng được.
Toàn bộ đất đai có thể khai thác dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau của con người hầu như đã được sử dụng hết và chiến hơn 50% diện tích đất tự nhiên.
- Về chất lượng, tài nguyên đất thế giới ngày càng bị suy thoái với các biểu hiện: + Nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hóa
+ Xói mòn, bạc màu, rửa trôi + Ô nhiễm hóa chất
+ Bị hoang mạc hóa
Sa mạc hóa: là hiện tượng cát lan rộng phủ lên các bãi cỏ và đất nông nghiệp, gây tổn thất cho
thảm thực vật và tính đa dạng sinh học. Thường xảy ra ở các vùng khô cằn nhưng thiệt hại mà chúng gây ra rất lớn.
Sự xói mòn
Tác hại của sự xói mòn:
- Làm thoái hoá dần dần đất nông nghiệp. Theo đánh giá của UNEP, thế giới hiện có gần 0,2 tỷ ha đất (11% tổng diện tích đất nông nghiệp) đang bị thoái hoá ở mức trung bình và nghiêm trọng trong vòng 45 năm qua do các hoạt động của con người.
- Đất mặt bị bào mòn, trở nên nghèo và xấu. Theo Bộ nông nghiệp, hàng năm đất đồi núi miền Bắc nước ta bị bào mòn trung bình 1cm (1 ha đất mất đi 100 tấn, trong đó có 6 tấn mùn tương dương với 100 tấn phân chuồng và 300 kg N tương dương với 1,5 tấn đạm sunphat)
- Năng suất cây trồng giảm, thậm trí không có thu hoạch.
- Tàn phá môi trường: đất bị xói mòn nên cây trồng chỉ cho thu hoạch vài vụ rồi bỏ, lại phá rừng và đốt rẫy. Sau mỗi lần phá rừng gỗ bị tiêu hao nhiều và chỉ còn lại đồi núi trọc, dẫn đến thoái hoá đất, kèm theo là lũ lụt, hạn hán và khí hậu vùng thay đổi rõ rệt
Những yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn:
- Yếu tố tự nhiên
Mưa: lượng mưa trên 10 mm có thể gây ra xói mòn. Nước ta có lượng mưa rất cao (1.300-3000 mm/năm), lượng mưa lại tập trung lớn từ tháng 6-9 (85%), có ngày mưa rất nhiều với cường độ mạnh
Kết cấu đất: đất có tầng mặt dầy và thấm nhanh thì ít xói mòn hơn đất có tầng mặt mỏng. - Yếu tố con người
Khai thác đất bừa bãi, sử dụng không đúng cách: chưa có ý thức trong việc chọn đất khai hoang, bảo vệ rừng, khai phá cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đót rừng hàng loạt...
-Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất:
+ Thảm thực vật che phủ bị phá hoại (chặt phá, cháy rừng, hủy diệt,....)
+ Khí hậu, thời tiết thay đổi (ví dụ hiệu ứng nhà kính làm tăng mức nước biển) + Ô nhiễm do sinh hoạt và sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải nguy hiểm) + Canh tác không bền vững (sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,...)
Tài nguyên đất ở nước ta
- Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Tỷ lệ đất được sử dụng như:
Bảng 1.11. Số liệu thống kê sử dụng đất năm 1997 và 2001 (đơn vị: ha)
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng MTVN, 2002)
- Bình
quân đất tự
nhiên theo
đầu người
rất thấp:
0,444 ha/người (2001), bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 0,12 ha/người.
- Do điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm của Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trường đất.
- Các loại hình thoái hóa môi trường đất ở Việt Nam phức tạp và đa dạng:
+ Rửa trôi, xói mòn, suy kiệt dinh dưỡng đất, hoang hoá và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản xuất ở trung du, miền núi.
+ Mặn hóa, phèn hoá: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long + Bạc màu do di chuyển cát ở đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Ngập úng, ngập lũ, lầy hóa + Ô nhiễm môi trường đất
- Nguyên nhân của vấn đề suy thoái đất do:
+ Phương thức canh tác nương rẫy lạc hậu của các dân tộc vùng núi.
+ Tình trạng khai thác không hợp lý, chặt phá, đốt rừng bừa bãi, sức ép tăng dân số và các chính sách quản lý không hợp lý.
+ Việc khai hoang chuyển dân miền xuôi lên trung du, miền núi chưa được chuẩn bị tốt về quy hoạch, kế hoạc và đầu tư, di dân tự do.
+ Thải các chất thải không qua xử lý vào đất.
Chiến lược bảo vệ đất cho cuộc sống bền vững
- Bảo vệ những vùng đất tốt nhất cho nông nghiệp - Cải thiện việc bảo vệ đất và nước
- Giảm nhẹ tác động của việc trồng trọt lên đất đã bạc màu
- Khuyến khích những phương thức sản xuất kết hợp với chăn nuôi - Hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
- Đẩy mạnh biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.
Bảng 1.12. Quan hệ giữa cây che phủ và xói mòn
Mục đích sử dụng Năm 1997 Năm 2001
Nông nghiệp 8.267.822 9.345.346
Lâm nghiệp 11.520.527 11.575.429
Đất chuyên dung 1.335.872 1.532.843
Đối tượng so sánh Lượng xói mòn (tấn /ha) Rừng 0,004 Trồng cỏ 0,694 Trồng ngô 31,897 Trồng bong 69,932 Đất bỏ hoang 148,288
Biện pháp chống xói mòn ở Việt nam.
- Biện pháp thuỷ lợi: đào mương, đắp bờ trên mặt dốc, ngăn chặn dòng chảy hoặc hạn chế tốc độ chảy, xây dựng bờ vùng hoặc bờ thửa ở miền núi.
- Biện pháp nông nghiệp: làm đất gieo trồng theo đường đồng mức, che phủ đất, làm mương và ruộng bậc thang, bón phân hữu cơ để tăng khả năng dính kết của keo đất.
- Biện pháp lâm nghiệp: giao đất, giao rừng, bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng hành lang và rừng phòng hộ, trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, trồng cây có bộ rễ ăn sâu xen lẫn với cây họ đậu.