Nội dung phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 43 - 45)

b) Cấu trúc của khí quyển

2.2.3. Nội dung phát triển bền vững

Hình 2.1. Sơ đồ mô tả nôi dung của phát triển bền vững

+ Tính bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, đạt hiệu quả

số như: GDP/người, PPP/người. Vd: Theo phân loại của LHQ: GDP < 736 USD/người/năm = thu nhập thấp; từ 736 đến < 3.000 = TN trung bình thấp; từ 3.000 đến 10.000 = TN cao và > 10.000 = TN Cao.

+ Tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự bảo đảm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng tỷ lệ dân cư được học hành, giảm tình trạng đói nghèo và kìm hãm sự dãn rộng khoảng cách giữa các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội, bảo đảm công bằng xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển. Theo đó, công bằng xã hội phải là mục tiêu trọng yếu của phát triển bền vững. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn sẽ không giúp cải thiện được vấn đề môi trường tại những khu vực nghèo đói, vì những người nghèo hầu như không được hưởng lợi gì từ sự tăng trưởng kinh tế và do đó thái độ của họ đối với môi trường cũng vẫn diễn ra như trước đây. Hoặc tồi tệ hơn nữa, những bất bình đẳng kinh tế có nguy cơ dẫn đến xung đột xã hội mà hậu quả thường là môi trường bị phá hủy nghiêm trọng trong các cuộc chiến tranh. Để lượng hóa tính bền vững về xã hội người ta sử dụng một số chỉ số như:

- Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index):

HDI phản ánh các nỗ lực giải quyết vấn đề XH của mỗi quốc gia như: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ % người biết chữ, GDP/người tính theo PPP

Thông qua một loạt phép tính phức tạp, người ta xác định được HDI nằm trong khoảng 0-1 và phân loại như sau: HDI<0,5 thấp(chậm phát triển, HDI=0,5-0,8 trung bình, HDI>0,8 phát triển cao)

Chỉ số HDI của một số nước trên thế giới (nguồn: UNDP 20004)

Tên nước HDI (1975) HDI (1990) HDI (2002) Xếp thứ Ấn Độ 0,411 0,514 0,595 127 Việt Nam - 0,610 0,691 112 Thái Lan 0,613 0,707 0,768 76 Nhật Bản 0,854 0,910 0,938 9

Trung Quốc 0,523 0,627 0,745 94

- Chỉ thị phát triển có xét đến vấn đề giới GDI (Gender Development Indicator)

- GDI phản ánh sự bình đẳng nam nữ, xét trên cả phương diên KT, XH - GDI được xác định qua HDI của nữ và nam

+ Tính bền vững về môi trường thể hiện ở việc khai thác và sử dụng môi trường một cách bền vững, tức là sử dụng các loài và hệ sinh thái ở mức độ thấp hơn khả năng mà các quần thể động thực vật có thể sinh sản và tự duy trì, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh thái, hạn chế ô nhiễm cải thiện môi trường. Và những đòi hỏi như vậy chỉ có thể thực hiện được khi những mục tiêu về kinh tế và công bằng xã hội được đảm bảo. Tính bền vững về môi trường có thể được lượng hóa qua một số chỉ số:

Chỉ thị kinh tế có hiệu chỉnh về ô nhiễm PAEI

CO2 được dùng như “đại diện” phát thải gây ô nhiễm chủ yếu

PAEL = GDP. (Trị số phát thải TB CO2/người / Trị số phát thải thực tế CO2/người) Trị số phát thải TB CO2/người của thế giới năm 1991 là 21.984 tấn

Trị số phát thải thực tế CO2/người được xác định thông qua việc ước tính lượng phát CO2 do đốt các nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp SX xi măng, rồi chia cho tổng dân số.

Chỉ số vốn thiên nhiên NCI

NCL được dùng để đánh giá TNTN còn lại

- Các quốc gia lớn thường có NCI lớn, (Mỹ: NCI = 7,97)

- Việt Nam có NCI = 0,84 xếp thứ 24. Thái lan có NCI = 0,23 xếp thứ 54

- Chi phí cải thiện chất lượng môi trường COR (cost of Remediation):

+ COR ước tính chi phí cần thiết để cải thiện chất lượng MT từ trạng thái hiện nay đến một mức độ mong muốn

+ Các bước thực hiện:

Đánh giá mức độ phát triển và suy thoái hiện tại,

Đề ra một hệ thống các tiêu chuẩn để cải thiện chất lượng MT, Ước tính chi phí cho việc thực hiện

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w