Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 34 - 36)

b) Cấu trúc của khí quyển

1.4.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Khái niệm chung

- Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong lòng đất, trên mặt đất và hoà tan trong nước biển, mà hiện tại con người có khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp trong đời sống hàng ngày.

- Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường.

- Khoáng sản đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, được phân loại theo nhiều cách: + Theo dạng tồn tại: rắn (quặng, than), khí (khí đốt, He), lỏng (dầu, nước khoáng)

+ Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng Trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt Trái đất).

+ Theo thành phần hoá học:

+ Khoáng kim loại: gồm kim loại thường gặp có trữ lượng lớn (nhôm, sắt, crom, magiê,..) và kim loại hiếm (vàng, bạc, bạch kim, thuỷ ngân, ..)

+ Khoáng phi kim loại: gồm các loại quặng photphat, sunphat,.; các vật liệu khoáng (cát, thạch anh, đá vôi,..); và dạng nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt,..).

Tài nguyên khoáng sản trên thế giới

- Tốc độ khai thác khoáng sản của con người trong 100 năm lại đây tăng rất nhanh do nhu cầu công nghiệp hóa và gia tăng dân số, vi dụ ước tính đã lấy đi từ lòng đất một lượng khổng lồ 130 tỷ tấn than. Khoáng sản là dạng tài nguyên không tái tạo do vậy khai thác làm cho trữ lượng của chúng cạn dần.

- Theo tính toán của một số nhà khoa học, trữ lượng khoáng sản được thăm dò tới năm 1989 cho phép khai thác trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ: dầu - 55 năm, than – 216 đến 393 năm, đồng - 47 năm, chì - 24 năm, kẽm – 25 năm, săt – 85 năm, bauxit – 290 năm, thiếc – 20 năm.... (Nguyễn Đức Quý và cộng sự, 2000).

- Hiện tại công việc thăm dò và khai thác khoáng sản ở biển và đại dương càng hối hả khi nhiều mỏ ở lục địa đã cạn dần.

- Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, với 5.000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá trữ lượng.

- Trữ lượng: sắt 700 triệu tấn, Bôxit 12 tỷ tấn, Crôm 10 triệu tấn, Thiếc 86.000 tấn, Apatit 1,4 tỷ tấn, Đất hiếm 10 triệu tấn. Ngoài ra Than, Đá quý, Antimonan,.. cũng có trữ lượng đáng kể.

- Do bị hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu tư, kỹ thuật thăm dò yếu nên nhiều loại khoáng chưa xác định chính xác được trữ lượng, đặc biệt là trữ lượng kinh tế.

- Trữ lượng kim loại không nhiều, nhiên liệu và phi kim có trữ lượng khá. Về dầu khí nước ta đứng thứ 6 trong Châu á Thái Bình Dương và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

- Quản lý ngành năng lượng và khoáng sản còn phân tán và chưa chặt chẽ, thiếu quy hoạch khai thác và khai thác bừa bãi làm tổn thất rất nhiều tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Chi phí khai thác cao do các mỏ khoáng thường ở vùng đồi núi, công cụ khai thác lại thủ công và lạc hậu...

- Khả năng dầu khí, đặc biệt là khí thiên nhiên sẽ tăng nếu có kỹ thuật thăm dò hiện đại. Theo Petro Việt nam, với tốc độ khai thác dầu khí năm 2000 là 20 triệu tấn/năm và những năm sau không dưới 35-40 triệu tấn/năm, thì trữ lượng thực tế dầu khí của ta đủ cung cấp đến năm 2100.

- Một số khoáng sản chính:

+ Than đá: trữ lượng 3 -3,5 tỷ tấn; chủ yếu ở Quảng Ninh. + Bôxit: trữ lượng ~ 4 tỷ tấn; chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắc Lắc + Apatit: trữ lượng ~ 100 triệu tấn, tập trung ở Lào Cai + Sắt: trữ lượng ~ 650 triệu tấn; các mỏ Thạch Khê, Quỷ Xạ) + Đất hiếm: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, tập trung ở Tây Bắc,…

Tài nguyên khoáng sản và môi trường

- Tác động môi trường của các hoạt động từ khai thác đến sử dụng khoáng sản:

+ Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản nhìn chung rất đa dạng, các quá trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố MT như : suy thoái chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư địa phương và người lao động...

+ Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản. Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản.

+ Các công đoạn chủ yếu của tuyển khoáng gồm: chuẩn bị quặng, tuyển quặng bằng các phương pháp khác nhau.

+ Tác động của việc khan hiếm tài nguyên khoáng sản

Giá của tài nguyên khoáng sản sẽ luông tăng trong quá trính sử dụng, nhất là khi khan hiếm thì bắt buộc con người phải có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý, khuyến khích tăng hiệu suất sử dụng và các biện pháp thay thế tài nguyên. Giá khoáng sản thường bị Nhà nước can thiệp nên giữ giá thấp. Ở nước ta nhà nước phải trợ giá điện, điều này tác động không tốt đến chi phí kinh tế lẫn môi trường vì tăng tốc độ khan hiếm nhưng không khuyến khích được đầu tư vào công nghệ mới và tạo các sản phẩm sạch...

- Việc bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản Việt Nam, phải quan tâm đến các khía cạnh:

+ Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác chế biến.

+ Điều tra chi tiết, qui hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản

+ Đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản như: xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải...

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w