Nguồn gốc nhân tạo

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 54 - 56)

Nguồn ô nhiễm không khí rất đa dạng. Đối với môi trường không khí các đô thị, áp lực ô nhiễm chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư và xử lý chất thải. Trong đó, ô nhiễm không khí ở các đô thị do các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Ở nông thôn, ô nhiễm không khí do các nguồn thải ô nhiễm chủ yếu từ sản suất nông nghiệp,sản suất ở các làng nghề và sinh hoạt dân cư.

Xét các nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, ước tính hoạt động giao thông đóng góp gần 85% lượng CO 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đống góp chính SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và các ngành sản suất công nghiệp có tỷ lệ xấp xỉ nhau. Riêng đối với TSP, ngành sản suất xi măng và vật liệu xây dựng chiếm chủ yếu.

Hình 3.2. Tỷ lệ phát thải các khí gây ô nhiễm không khí theo các nguồn phát thải chính năm 2008

- Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải

Ở các đô thị, giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với không khí, đặc biệt là sự phát thải các khí oxít cacbon (CO, CO2), SO2, NOx, hydrocacbon, tetraetyl chì, bụi sinh ra do cuốn đất cát, bụi đường khi lưu thông và bụi sinh ra trong khói thải của xe. Chất ô nhiễm từ nguồn này thường gây ô nhiễm không khí một cách trực tiếp và nguy hiểm vì khói thải ngày trên mặt đất trong khu đông người ở các thành phố.

Với mật độ giao thông lớn, chất lượng các loại phương tiện giao thông kém và hệ thống đường giao thông chưa tốt thì thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông đang có xu hướng gia tăng. Xe ô tô, xe máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại. Nhiều xe đã qua nhiều năm sử dụng nên chất lượng kỹ thuật thất, mức tiêu thụ nhiên liệu và nồng độ chất độc hại trong không khí xả cao, tiếng ồn lớn.

Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị bao gồm cả các công trình cấp thoát nước, giao thông và nhà ở diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù đã có quy định về che chắn bụi ở các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu và phế thải xây dựng, rửa xe trước khi ra khỏi công trường, phun nước rửa đường… nhưng việc thực hiện còn hạn chế. Do đó, việc phát tán bụi từ các các hoạt động này vẫn là nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị đáng kể.

Bên cạnh đó, hoạt động giao thông hang không, đường sắt và đường biển cũng đóng góp các loại khí thải vào môi trường tuy nhiên tải lượng và mức độ ô nhiễm chưa đáng kể.

- Ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp

Trong sản xuất công nghiệp, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu (từ các lò nung, lò nhiệt điện, các quá trình phục vụ công nghệ nồi hơi) và các hoạt động sản xuất. Tùy theo thành phần nhiên liệu, tính chất nhiên liệu, lượng nhiên liệu tiêu thụ tạo ra chất ô nhiễm có thành phần, tính chất, nồng độ khác nhau: CO, CO2, hydrocacbon, andehyt…

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp do sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ khác nhau, hóa chất khác nhau nên chất ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất rất đa dạng và phức tạp. Một số chất ô nhiễm trong các ngành công nghiệp cụ thể:

Ô nhiễm không khí trong luyện kim

+ Rất nhiều bụi, bụi thông thường có kích thước lớn 10 – 100micoromet, phát sinh trong công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền quặng và các quá trình tượng tự

+ Bụi nhỏ và khói thoát ra từ các lò cao, lò mactanh, lò nhiệt luyện, băng chuyền và nơi làm sạch mẫu đúc.

+ Các khí SO2, NOx tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu + Bụi và khí CO được sản sinh trong quá trình luyện gang

+ Hơi và bụi rất độc hại như oxit đồng, thạch tín, thủy ngân…được sinh ra trong quá trình luyện đồng, kẽm và các kim loại mầu khác.

+ Ô nhiễm tiếng như trong luyện thép (công đoạn cán tiếng ồn >110dB, định hình)

- Ô nhiễm không khí từ nông nghiệp và làng nghề

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thường phát sinh các khí CH4, H2S, quá trình trồng trọt có sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm phát tán các khí thải có tính axit, kiềm rất độc hại vào môi trường. Khí thải chăn nuôi do các quá trình phân hủy phân động vật phát sinh các khí độc hại như CH4, H2S, NH3…Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó mộ số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng nghề tái chế nhựa, giấy, đúc đồng, làng nghề sản xuất

vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế tác đá. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO2, NO2, hơi axit, kiềm sản sinh từ các quá trình xử lý bề mặt, nung sấy, tẩy trắng, đục tạo hình sản phẩm…

Hình 3.3. Ô nhiễm không khí ở làng nghề

- Ô nhiễm không khí từ hoạt động sinh hoạt

Khí ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu và gây ô nhiễm cục bộ trong phạm vi một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Ngoài việc sử dụng củi gỗ, rơm rạ truyền thống trong sinh hoạt, việc sử dung than tổ ong trong đun nấu tại nhiều thị trấn và các đô thị là nguồn phát thải nhiều loại khí ô nhiễm như CO, SO2, bụi…Ngoài ra, khí ô nhiễm còn được tạo ra do các sản phẩm tạo điều kiện tiện nghi cho cuộc sống của con người: sử dụng chất tẩy rửa, thuốc xịt khử mùi, sơn vecni, keo dán, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc phát sinh hơi dung môi hữu cơ như axeton, fomaldehyt, máy photocopy sinh khí ozon, khu vực nhà xe, nơi đậu xe máy sẽ phát thải vào không khí hơi xăng dầu, các sinh hoạt các nhân như hút thuốc tạo khí CO, nicotin…

- Do các hoạt động khác

Các hoạt động xử lý chất thải chưa triệt để có nguy cơ thải ra môi trường các chất khí độc hại. Các hoạt động chôn lấp rác thải sinh hoạt, bãi chứa nguyên liệu, bãi chứa chất thải sản xuất, các lò đốt rác, đốt chất thải nguy hại công nghiệp, đốt chất thải y tế cũng làm phát tán bụi và các chất độc hại như SO2, NO2, CO, HCl, VOC…

3.1.2.3. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí:

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w