b) Cấu trúc của khí quyển
2.1.1. Tình hình phát triển dân số thế giới
Nguyên nhân trực tiếp của sự gia tăng dân số là sự tăng nhanh quá mức trong một thời điểm cùng với việc tần suất tử vong trẻ sơ sinh giảm.
Nhịp điệu lũy thừa và hiện tượng bùng nổ dân số được một mục sư người Anh tên là Thomas Malthus nghiên cứu trong tài liệu "Thử đề xuất một nguyên lý về dân số" (An Essay in the principle of population) và đề xuất một định luật nhiều người biết tới là "Dân cư nếu để tự do tăng thì sẽ tăng theo cấp số nhân”. Ông nói “Đó là quy luật tự nhiên về quá tải dân số tuyệt đối” và cũng từ đó ông đi đến khái niệm “đấu tranh sinh tồn” của loài người. Thật ra luật này chỉ xảy ra ở 4-5 thế kỷ vừa qua và hiện nay chỉ còn hiệu lực ở một số nước kém phát triển.
Nhịp điệu lũy thừa của tăng dân số a, 2a, 4a ...2n-1a được gọi là nhịp điệu “thời gian gấp đôi”. Như vậy, trong 100 lần tăng thì có 7 lần tăng gấp đôi: 5 ,10, 20, 40, 80, 160, 320, 640
Thời gian tăng gấp đôi càng về sau càng được rút ngắn. - 1000 BC, dân số từ 1-10 triệu người.
- Đầu Công nguyên, dân số đạt 250 triệu.
- Năm 1650 là 500 triệu, thời gian để tăng gấp đôi khoảng 1.500 năm. - Năm 1800 dân số khoảng 1 tỉ, để tăng gấp đôi chỉ cần khoảng 150 năm. - Năm 1930 dân số 2 tỉ, thời gian để tăng gấp đôi chỉ còn 130 năm. - Năm 1960 dân số 3 tỉ, thời gian tăng thêm 1 tỉ chỉ còn 30 năm. - Năm 1975 dân số 4 tỉ, thời gian tăng thêm 1 tỉ chỉ còn 15 năm. - Năm 1987 dân số 5 tỉ, thời gian tăng thêm 1 tỉ chỉ còn 12 năm. - Năm 1999 dân số 6 tỉ, thời gian tăng thêm 1 tỉ là 12 năm.
Nếu giữ nguyên tốc độ tăng dân số thì thời gian tăng dân số càng ngắn, từ đó có khái niệm bùng nổ dân số.
Ở các nước công nghiệp, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm vì các lý do sau:
Ở các xã hội nông nghiệp, con cái là thành phần kinh tế có lợi, là lao động phụ, là bảo hiểm cho tuổi già. Ngược lại ở các nước công nghiệp, con cái không còn là tác nhân hỗ trợ sản xuất mà thuần túy tiêu thụ, đòi hỏi nuôi dưỡng, học hành. Gia đình nhiều con sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, người dân ở các xã hội công nghiệp thường có xu hướng lập gia đình muộn, rút bớt số năm có khả năng sinh đẻ.
Ở các nước công nghiệp, dân số tăng không nhiều không chỉ ở đô thị mà ở cả nông thôn vì quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích canh tác, không đảm bảo đời sống cho dân số tăng nhanh, cơ giới
hóa lại giảm nhu cầu về sức lao động. Tỉ suất sinh giảm cùng với việc di dân vào thành phố ngày càng nhiều cho nên dân số ở nông thôn không tăng nhiều.
Tỉ suất tử vong cũng giảm đặc biệt ở nhiều nước phát triển do có đời sống cao, y tế phát triển, tuổi thọ được nâng cao, các bệnh dịch cũng hạn chế, giảm tần suất tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên do hạn chế sinh đẻ nên dân số tăng chậm, thậm chí có nhiều nước mấy chục năm nay dân số hầu như không tăng.
Trên thế giới hiện nay nếu giữ tần suất 0,7% thì thời gian dân số tăng gấp đôi sẽ là 100 năm. Điều này sẽ thuận lợi cho sự phát triển và phồn vinh. Đáng tiếc những khu vực đạt được mức này chỉ chiếm 1/3 cư dân thế giới. Phổ biến là các nước Bắc Âu.
Xu hướng tiến bộ và hợp lý nhất hiện nay là giữ mức tăng dân số theo cái gọi là moment tăng dân số “hai con” tức là vừa đủ thay thế bố mẹ. Các nước phát triển giữ được cơ cấu tăng dân số hợp lý nên cơ cấu gia đình cũng biến đổi và dần dần theo kiểu 2 thế hệ. Các nước đang phát triển chưa kìm hãm được tần suất sinh đẻ, dân cư trẻ dần và phải mất 30-40 năm nữa mới ổn định được dân số.