Nước là tài sản chung của nhân loại, là nguồn gốc của sự sống, là môi trường trong đó diễn ra các

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 60 - 62)

các quá trình sống. nước đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo cuốc sống của con người.

- Do hoạt động tự nhiên hay nhân tạo (sói mòn, lũ lụt, núi lửa, chất thải công nghiệp, sinh hoạt,...) đưa vào mà thành phần của nước có thể bị thay đổi. Thật ra, nước có khả năng tự làm sạch thông qua các quá trình biến đổi lí hoá sinh học tự nhiên như lắng lọc, oxy hoá khử, phân ly, pha loãng,...và để các quá trình này xảy ra tốt cần có đủ lượng oxy hoà tan. Nhưng khi lượng chất thải được vào nước quá nhiều vượt quá khả năng tự làm sạch thì nước sẽ bị ô nhiễm.

- Nguồn nước được coi là ô nhiễm khi thành phần tính chất lí hoá sinh học của nước bị thay đổi hoặc bị huỷ hoại làm cho nước không thể sử dụng được trong mọi hoạt động của con người và sinh hoạt.

Hình 3.5. Nước thải công nghiệp đổ trực tiếp ra sông

3.1.3.1. Khái niệm về ô nhiễm nước

Theo Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:

"Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại".

Các thông số xác định ô nhiễm nước

Mỗi quốc gia có khung tiêu chuẩn quy định riêng đối với chất lượng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên cần quan tâm tới một số thông số sau:

- Độ pH: giá trị pH thông thường của nước đạt ở mức 6,5 – 7,5 tuỳ thuộc vào nguồn nước. Khi nước quá kiềm hoặc quá axit sẽ tác động tới quá trình hoà tan, rửa trôi các kim loại nặng, lựa chọn phương pháp xử lý nước. Giá trị pH phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ các Ion HCO3-, H+, OH-.

- Độ cứng: phụ thuộc vào nồng độ Ca+, Mg+, nước có độ cứng < 50 mg/l là nước mền, độ cứng trung bình từ 50 – 100 mg/l. Độ cứng cao ảnh hưởng tới thời gian sư dụng và tính an toàn của nồi hơi.

- Độ đục: bao gồm các hạt rắn có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong nước, làm giảm tính thấu quang của nước.

- Chất rắn tổng số (Tss): tính bằng lượng chất rắn còn lại sau khi sấy 1l nước ở 1050C.

- Hàm lượng oxy hoà tan (DO): là lượng oxy hoà tan trong một đơn vị thể tích nước. Chỉ số DO có ý nghĩa rất lớn đối với thuỷ sinh vật.

- Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD): là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hoá các chất ô nhiễm hữu cơ (chất dễ phân huỷ sinh học).

- Nhu cầu oxy hoá hoá học (COD): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn chất hữu cơ (dễ phân huỷ sinh học + khó phân huỷ sinh học).

- Phốtpho tổng số: là tổng lượng tất cả các hợp chất của Phốtpho trong nước như H2PO4-, HPO42- , PO43-…

- Các kim loại nặng: As, Hg, Cd, Pb

3.1.3.2. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước

a) Nguồn gốc tự nhiên

Một phần của tài liệu Bai giang đại cương môi trường (Trang 60 - 62)