Theo các các kết quả phân tích ở trên, dự án trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương là một dự án rất khả thi. Dự án đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, vì vậy, kiến nghị công ty than Na Dương tạo các điều kiện thuận lợi để dự án được triển khai và đi vào hoạt động như dự kiến.
Công ty Than Na Dương cần có những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt trong công tác xây dựng cũng như vận hành trạm xử lý nước thải này, nhằm đảm bảo công suất và hiệu suất xử lý tối ưu.
Công ty Than Na Dương cần tiến hành kiểm tra thường xuyên việc vận hành và tuân thủ quy trình xử lý nước thải của trạm. Cần xem xét nhu cầu để mở rộng công suất xử lý nhằm đáp ứng được yêu cầu xử lý cho tất cả các vỉa khai thác cũng như tất cả các giai đoạn trong hoạt động khai thác than của mỏ.
Bên cạnh xây dựng trạm xử lý nước thải, công ty Than Na Dương cũng cần xây dựng các hạng mục công trình khác liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường ( trồng cây chắn bụi, xử lý rác thải, thiết kế các bãi đổ thải đúng quy định…) nhằm tạo được hiệu quả đồng bộ trong việc giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường của hoạt động khai thác than.
3.8.1.2 Kiến nghịđến các bên liên quan.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động khai thác Than, vì vậy kiến nghị ban lãnh đạo Tập đoàn cần quan tâm nhiều hơn về công tác BVMT, không ngừng cải thiện môi trường làm việc cho người lao động;
Tập đoàn cần có những hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích các đơn vị khai thác than tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải mỏ.
Các vụ và viện thuộc Bộ công thương phụ trách về lĩnh vực khai thác mỏ và phụ trách về môi trường cần có sự kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động nhằm đảm bảo môi trường cho hoạt động khai thác mỏ nói chung, khai thác mỏ than nói riêng. Bên cạnh đó, các vụ viện này cũng cần có sự kết hợp với các bộ ngành liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kết hợp với các địa phương nhằm đưa ra và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề kiểm soát và xử lý nước thải mỏ than.
- Bộ Tài nguyên và môi trường.
Bộ Tài nguyên môi trường là cơ quan ban hành các Luật, văn bản dưới Luật, Nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Luật bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các mức xử phạt đối với các vi phạm về môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, các mức phí này còn thấp nên hiệu quả giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường chưa cao. Mặt khác, công tác thanh tra kiểm tra cũng như việc thi hành Luật trên thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, kiến nghị Bộ TN- MT ban hành mức phạt cao hơn, các quy định cụ thể hơn cũng như phải thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra cũng như xử lý vi phạm thường xuyên và hiệu quả hơn.
Bộ TNMT cần có sự kết hợp đồng bộ với các bộ ngành liên quan ( Bộ Công Thương, Các cấp chính quyền địa phương) trong việc ban hành và thi hành Luật nhằm đạt hiệu quả trong Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác.
Kiến nghị Bộ TNMT đệ trình lên chính phủ vềđiều chỉnh quy định về loại các chất gây ô nhiễm trong nước thải mỏ đã nêu ở Nghị định 67/2003/ NĐ- CP và Nghị định số 04/ 2007/ NĐ- CP sửa đổi, bổ sung nghị định 67. Trên thực tế, nước thải mỏ than ( cụ thể như mỏ Na Dương, các chất gây ô nhiễm thuộc Nghị định 67 đều thuộc TCVN, nước thải mỏ thường có tính axít cao, hàm lượng pH, Fe, Mn,… vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần nhưng lại chưa được đưa vào danh mục các chất bịđánh phí. Vì vậy, chưa khuyến khích các công ty khai thác than xử lý nước thải, hoặc hiệu quả xử lý chưa cao).
- Các cấp chính quyền ở tỉnh Lạng Sơn.
Hoạt động khai thác than của mỏ Na Dương đã mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách của các địa phương của tỉnh Lạng Sơn. Là điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển về đời sống kinh tế xã hội cho địa phương này. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra rất nhiều các tác động môi trường như đã phân tích ở trên. Vì vậy, kiến nghị các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn, một mặt tạo điều kiện để công ty Than Na Dương tiến hành khai thác than, mặt khác, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra về việc tuân thủ môi trường của công ty này trong quá trình khai thác than.
Một sốđề xuất:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành khoáng sản, đặc biệt là những tiêu chuẩn về an toàn, môi trường.
Cần nhanh chóng biên soạn, ban hành và sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường, các loại chất gây ô nhiễm trong nước thải mỏ phù hợp hơn trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đạt hiệu quả trong bảo vệ môi trường.
Tổ chức hoạt động thanh tra theo hướng thành lập hệ thống thanh tra tại doanh nghiệp. Hệ thống này hoạt động độc lập, họ có thể là công chức nhà nước, tinh thông nghề mỏ, thành thạo về nghiệp vụ thanh tra. Họ tiến hành thanh tra theo Luật Thanh tra và Luật mỏ.
Các đề xuất liên quan đến hệ thống quản lý.
Xuất phát từđặc điểm của công tác BVMT là có ảnh hưởng triên diện rộng, liên quan đến nhiều đơn vị có tính chất liên vùng, liên mỏ nên công tác BVMT cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong toàn vùng. Đặc biệt là vấn đề trôi lấp đất đá, xử lý nước thải cần có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị trong khu vực, nếu có đơn vị làm tốt, có đơn vị làm chưa tốt thì hiệu quả BVMT sẽ giảm đi nhiều.
3.8.2.3 Các đề xuất về các biện pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật.
Về xử lý nước thải: Xây dựng các trạm nước thải tập trung ở các khu khai thác mỏ
Đầu tưđổi mới công nghệ sẽ tạo cơ sở vững chắc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật an toàn cho đội ngũ chỉ huy sản xuất và của người lao động. Phải định kỳ huấn luyện cho họ, họ được trang bị và sử dụng thành thạo những phương tiện bảo vệ cá nhân...
Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giaom, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường.
Các đề xuất về công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường.
Nâng cao nhận thức , tuyên truyền và giáo dục về BVMT cho mọi thành viên tham gia hoạt động khoáng sản.
Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, động viên các tổ chức, cá thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường kể cả phổ biến và tham vấn cộng đồng.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo trong nhà trường đặc biệt là ở bậc đại học có liên quan đến hoạt động than khoáng sản.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật an toàn cho đội ngũ chỉ huy sản xuất và của người lao động. Phải định kỳ huấn luyện cho họ, họ được trang bị và sử dụng thành thạo những phương tiện bảo vệ cá nhân...
Tiểu kết chương 3.
Chương 3 giới thiệu về dự án trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương, trong đó tập trung đánh giá hiệu quả của dự án thông qua phân tích chi phí lợi ích. Các chi phí và lợi ích có thể lượng hóa được đã được tính toán cụ thể, đó là những thông sốđể tính toán các chỉ tiêu NPV, B/C, IRR. Bên cạnh đó, các lợi ích không lượng hóa được cũng đã được liệt kê, tuy chỉ mang tính chất định tính nhưng những lợi ích này cũng là những yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án, đây cũng là những cơ sở để đưa ra lựa chọn và quyết định đầu tư. Thông qua các tính toán và phân tích, chương 3 đã đưa ra đánh giá hiệu quả của dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương, đây sẽ là đầu vào quan trọng cho quá trình ra quyết định của các bên liên quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Cảnh Nam ( 2006). Lập và phân tích hiệu quả dự án đầu tư. 2. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2008). Giáo trình lập dự án đầu tư.
3. PGS. TS Nguyễn Thế Chinh.(2008). Bài giảng môn học phân tích chi phí lợi ích.
4. PGS. TS Lê Thu Hoa – CN Nguyễn Diệu Hằng. Sơ bộ phân tích chi phí lợi ích dự án khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước cửa sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tạp chí kinh tế môi trường, số 4 ( T11- 2007), T39.