Gây ô nhiễm bờ biển

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 31 - 80)

Đối với hoạt động khai thác than ở khu vực gần bờ biển ( như ở tỉnh Quảng Ninh), ô nhiễm bờ biển là một trong những tác động rất đáng kể của hoạt động khai thác than. Khoáng sàng than nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Hàng chục triệu mét khối nước từ các mỏ ra sông suối không qua xử lý và đổ thẳng ra biển. Hàng chục ngàn mét khối đất đá từ các bãi thải bị mưa lớn bào mòn, cuốn trôi theo các dòng sông, suối rồi đổ ra biển. Sự bồi lấp đất đá đã xoá sổ 200 ha đất canh tác dọc đường 18 cũ từ thị xã Cẩm Phả đến Cọc Sáu. Bờ biển bị lấn chiếm khoảng 700-800m. Cảnh quan trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.1.7 . Tác động đến đa dng sinh hc.

Việc huy động quỹ đất dành cho hoạt động khai thác than đồng nghĩa với việc giảm một quỹ đất tương ứng với một số mục đích sử dụng khác nhau. Điều đó có thể ảnh hưởng đa dạng sinh học của hệđộng thực vật trong khu vực khai thác. Phá hủy một khối lượng lớn số loài động thực vật trong khu vực khai thác, phá vỡ hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan. Chiếm chỗ và làm thay đổi chỗ

cư trú, sinh sống của một số loài động vật tự nhiên của khu vực. Mặt khác, khai thác than gây ra ô nhiễm môi trường ( không khí, nước…) trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận.

2.1.8. Tác động đến kinh tế xã hi.

Hoạt động khai thác than tạo điều kiện thúc đẩy các ngành khác phát triển theo hiệu ứng lan tỏa.Nguồn thu từ hoạt động khai thác than đóng một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu của ngân sách, đây là nguồn chi phục vụ cho các chính sách, chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, dịch vụ hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các điểm khai thác than sẽ được đô thị hóa, đời sống của người dân sẽ được nâng cao. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động khai thác than.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục , y tế phát triển, người dân có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ và được hưởng phúc lợi xã hội nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự lai tạp văn hóa cũng là gây nên có mặt trái của nó. Đó là vấn đề gia tăng tệ nạn xã hội, an ninh xã hội khó được đảm bảo…

2.1.9. Tác động đến sc kho.

Hiện nay, hoạt động khai thác than đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn đang là một vấn đề bức xúc của hoạt động này. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí từ các giai đoạn xây dựng, vận hành và kết thúc mỏ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến nước đối với công nhân mỏ cũng như người dân địa phương ở khu vực khai thác.

2.2. Tác động môi trường ca hot động khai thác than ti m than Na Dương. Dương.

2.2.1. V trí địa lý và điu kin t nhiên xã hi ca khu vc khai thác than Na Dương. Dương.

Mỏ than Na Dương thuộc địa phận xã Sàn Viên, Khuất Xá, Tú Đoạn, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn.

Khu mỏ nàm bên trái quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Tiên Yên, cách thành phố Lạng Sơn 33km về phía Đông Nam.

Lộc Bình là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn, nằm cách thành phố Lạng Sơn 24 km về phía đông đi theo đường QL 4B. Phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía đông giáp huyện Đình Lập, phía tây giáp huyện Cao Lộc, phía nam giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang.

Lộc Bình có trục đường Quốc Lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn đi Quảng Ninh; có đường tỉnh lộ từ thị trấn Lộc Bình đi cửa khẩu Chi Ma dài 14 km, sang cửa khẩu Ái Điểm của Trung Quốc.

Địa hình huyện Lộc Bình gồm những dãy núi cao, đồi bát úp xen giữa những dải đất bằng bị chia cắt mạnh. Đỉnh núi Mẫu Sơn cao nhất vùng với độ cao 1.541 m so với mực nước biển. Địa hình thấp từđông nam sang tây bắc. Các dãy núi, đồi hai bên sông Kỳ Cùng thấp dần về lòng sông tạo ra những vùng đất bằng, đồi thoải, độ cao trung bình từ 150 - 350m.

Điu kin t nhiên – xã hi:

Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: huyện Lộc Bình nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng, có diện tích đất tự nhiên là 98.651 ha. Trên địa bàn huyện có 5 loại đất chính, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axít. Theo số liệu điều tra năm 2008, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện, trong đó đất nông nghiệp 13.911 ha, chiếm 14,1% diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp 30.997 ha, chiếm 31,4%; đất chuyên dùng 2.140 ha, chiếm 2,2%; đất ở 250 ha, đất chưa sử dụng 51.353 ha, chiếm 52% diện tích đất tự nhiên

- Nguồn nước: trên địa bàn huyện có sông Kỳ Cùng chảy qua, các phụ lưu của sông và hệ thống ao hồ, mật độ sông suối trong huyện là 0,88 km/km2. Ngoài ra còn có sông Bản Thín bắt nguồn từ Trung Quốc với diện tích lưu vực 320 km2; sông Bản Trang nằm ở tả ngạn của sông Kỳ Cùng, chiều dài sông chảy trên địa bàn huyện là 40 km, diện tích lưu vực 95 km2; sông Bản Chuối, sông Mẫu Sơn. Trong vùng còn

có rất nhiều hồ như hồ Ta Keo, hồ Bản Chành, hồ Nà Cang, đập Khuôn Van, đập Nà Phừa...Nhìn chung hệ thống sông suối, ao hồ trong huyện có nguồn nước khá lớn và phân bổ tương đối đồng đều, đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

- Tài nguyên khoáng sản: huyện có mỏ than Na Dương với trữ lượng 100 triệu tấn, riêng mỏ lộ thiên có trữ lượng 23 triệu tấn. Ngoài ra còn có mỏ sét trắng với trữ lượng lớn ở xã Đông Quan và thị trấn Na Dương có khả năng phát triển ngành công nghiệp gốm sứ các loại.

- Tài nguyên rừng: tổng diện tích đất có rừng toàn huyện là 30.997 ha, trong đó rừng tự nhiên là 11.497 ha, rừng trồng 11.000 ha,... Độ che phủ rừng toàn huyện đạt 32%. Rừng tự nhiên tuy diện tích lớn nhưng trữ lượng lại không đáng kể, phần lớn chỉ là các vạt rừng mới phục hồi. Rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ lớn và hiện chưa khai thác có diện tích trên 1.000 ha với nhiều loại gỗ dẻ, kháo, sau sau, trám,...trữ lượng gỗ bình quân 70 - 100 m3/ha. Rừng trồng chủ yếu là thông và bạch đàn; rừng thông 5.821, rừng bạch đàn 1.556 ha, rừng bạch đàn và keo 2.066 ha.

Kết cu h tng:

- Cấp điện: toàn huyện có 45 km lưới điện 35 kV trên tuyến, với các trạm biến áp trung gian và 35 kV/10 và 35 kV/6. Tổng dung lượng 3.400 kVA. Tổng dung lượng các trạm biến áp phụ tải là 1.740 kVA. Ngoài ra điện lưới 10 kV có chiều dài 2 km để phục vụ UBND huyện và khu dân cư thị trấn. Năm 2002 số xã có điện lưới quốc gia 22/29 xã, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của trên 1.000 hộ dân trong huyện. - Cấp nước: toàn huyện có 14 hồ vừa và lớn, ngoài ra còn có rất nhiều hồ nhỏ. Hồ Nà Cáy dung tích 3,840 x 160 m3; đập Khuôn Van diện tích tưới thiết kế 100 ha, đập Kéo Lin diện tích tưới 30 ha. Nhìn chung các hồ đập hiện nay đều đang bị xuống cấp, cần được tu sửa và nâng cấp. Năm 2002 dân số thành thị trên địa bàn huyện được dùng nước sạch đạt 60%, dân số nông thôn 45%.

- Giao thông: hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi, có đường QL 4B chạy qua huyện 27 km, có 12 vị trí cầu kết cấu dầm thép; 14,6 km đường tỉnh lộ, 114 km đường huyện lộ, 60 km đường liên thôn, xã. Tuy nhiên hiện nay một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn, nhất là ở khu vực các xã biên giới.

Địa hình khu mỏ là các dải đồi bao quanh thung lũng chứa than. Độ cao tuyệt đối của các đỉnh đồi từ 300- 330m, phần địa hình thấp của thung lũng có độ cao từ 280- 300m. Các đồi núi này được trồng bạch đàn, thông, không có rừng nguyên sinh. Suối Toòng Già là suối chính trong vùng, bắt nguồn từ vùng núi phía Đông dọc theo vách và cắt qua vỉa 4 tại giữa T IIIA rồi chạy theo hướng Tây và đổ ra sông Kỳ Cùng, suối rộng 15- 25m.

Đặc điểm của Mỏ than Na Dương là loại than ngọn lửa dài, có nồng độ lưu huỳnh cao, rất độc hại, không thể dùng cho dân dụng như: đốt gạch, ngói và đun nấu… Loại than lửa dài này trước đây chỉ có thể dùng cho các nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ ướt. Trước đây, việc tiêu thụ than lửa dài ở Na Dương hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu than của hộ tiêu thụ hai nhà máy xi măng là xi măng Hải Phòng và xi măng Bỉm Sơn. Khoảng thập niên 1980s, hai nhà máy này thay đổi công nghệ sản xuất, không còn dùng than của Na Dương nữa, mỏ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, đe dọa đến đời sống kinh tế của cán bộ công nhân mỏ nói riêng và sự phát triển kinh tế của vùng nói chung. Đứng trước thách thức đó, lãnh đạo Công ty than Nội địa và Tổng công ty than Việt Nam ( sau này là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam- TKV) quyết định lập dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương được chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 124 triệu USD, giao cho Tổng công ty Than Việt Nam làm chủ đầu tư. Thành công của dự án này đã cứu Na Dương khỏi nguy cơ đóng cửa và tạo điều kiện cho công ty Na Dương ngày càng phát triển. Từ thành công của dự án Than - Điện Na Dương và để nâng cao sản lượng điện đáp ứng yêu cầu của đất nước về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Tập đoàn TKV tiếp tục lập dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 với công suất tương đương như hiện nay. Chủ trương này đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ Công Thương và tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, quy mô của Mỏ than Na Dương phải phát triển theo yêu cầu mới: sản lượng than hàng năm đạt 1,2 triệu tấn, bóc từ 10 triệu - 18 triệu m3 đất đá, đến lúc đó sản lượng

2.2.2. Các tác động môi trường ca hot động khai thác than ti m Na Dương.

2.2.2.1. Tác động ca bi.

Giai đoạn thi công xây dựng mỏ bao gồm các hoạt động chủ yếu là hoạt động bóc đất xây dựng cơ bản, san gạt tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông. Vì vậy, bụi ở giai đoạn này phát sinh với khối lượng rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tính toán, khối lượng đất bóc do hoạt động xây dựng cơ bản là khoảng 300000 m3. Hoạt động san gạt tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông, đào đắp khoảng 57.726 mđất đá. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, công đoạn này xẽ tạo ra khoảng 13,92 tấn bụi. Bụi do khói động cơ máy thi công: Trong quá trình bóc đất đá, có khoảng 1/4 khối lượng đất đá được bóc, xúc bằng máy thi công có sử dụng động cơ diezen là 257.726m3. Theo tài liệu của WHO, khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơđốt trong tạo ra khoảng 0,94 kg bụi. Tính trung bình cứ san ủi, đào đắp 1m3

đất đá, các phương tiện thiết bị thi công tiêu tốn 0,37 kg dầu. Như vậy lượng bụi tạo ra do khói động cơ máy thi công của giai đoạn xây dựng mỏ là: 257,726 x 0,37 x 0,94X 106 = 0,089 tấn bụi.

Trong giai đoạn vận hành khai thác:

Bụi tạo ra ở giai đoạn này chủ yếu do hoạt động bóc, bốc xúc và vận chuyển đất đá và than, hoạt động nổ mìn và khói của động cơ máy thi công. Bụi tạo ra do hoạt động bóc, bốc xúc và vận chuyển đất đá và than. Theo thiết kế cảđời dự án từ năm 2005- 2049; khối lượng đất bóc là 230.893.000m3; than tính theo khối lượng khoảng 251.333.714 m3. Theo phương pháp tính toán của WHO, lượng bụi tạo ra trong công đoạn này là vào khoảng 137529,8 tấn. Khối lượng đất đá phải khoan nổ mìn hàng năm đối với mỏ Na Dương là 2,5 triệu m3- 4 triệu m3. Theo tài liệu nghiên cứu khi nổ mìn tạo 1 tấn đất đá phát sinh khoảng 0,027-0,17 kg bụi. Bụi tạo ra do khói động cơ máy thi công. Máy xúc chạy bằng dầu diezel chiếm 20%, tính tương khối lượng bốc xúc bằng máy chạydầu cũng chiếm 20% tương đương với 50.266.742m3. Bụi tạo ra do khói khi đốt nhiên liệu ở công đoạn này là 17,48 tấn. Lượng bụi tạo ra do khói của hoạt động vận chuyển đất đá là 167,27 tấn. Bụi do hoạt động vận chuyển than là 14,91 tấn. Bụi do hoạt động sàng tuyển than.

Trong giai đoạn kết thúc mỏ, việc hình thành các bãi thải có đất đá bở rời, với diện tích lớn, tổng diện tích khoảng trên 300ha, khi có gió lớn đây là nguồn phát sinh ra bụi.

2.2.2.2. Tác động ca khí thi.

Trong giai đoạn thi công xây dựng mỏ:

Khối lượng khí thải phát sinh trong quá trình xây dựng mỏ chủ yếu là từ hoạt động phát thải của các máy móc sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, bên cạnh đó một phần do than tự cháy. Đối với công đoạn bốc xúc, vận chuyển đất đá, vận chuyển than. Trong giai đoạn từ 2001-2004, khối lượng nhiên liệu tính ra dầu ước tính khoảng 463 tấn. Theo tài liệu của WHO cung cấp về lượng khí thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra một lượng khí thải ước tính là CO: 23,14kg, SO2 1.296,12 kg, NO2 5693,66 kg, HC 111,1 kg. Đối với hoạt động san gạt, tạo các mặt bằng nhà xưởng, đường giao thông. Công đoạn này ước tính đào, đắp khoảng 5.726 m3đất đá. Theo WHO tính trung bình cứ san ủi, đào đắp 1m3 đất đá, các phương tiện, thiết bị thi công phải tiêu tốn 0,37 kg dầu/m3. Như vậy, lượng dầu tiêu tốn cho công đoạn này khoảng 21,358 tấn và tải lượng khí thải được tính là: CO: 1,07 kg, SO2 là 59,8 kg, NO2 : 262,7 kg, HC:5,13 kg. Các hoạt động sửa chữa ôtô, hoạt động tự cháy tại các vỉa than, bãi than, bãi thải cũng phát sinh ra khí thải.

2.2.2.3. Tác động đến môi trường nước.

Từ giai đoạn chuẩn bị khai thác, giai đoạn khai thác cho đến giai đoạn kết thúc khai thác của dự án mở rộng mỏ than Na Dương đều có tác động tới môi trường nước mặt và nước ngầm.

Tác động tới nước mặt của khu vực:

Trong giai đoạn xây dựng mỏ:

Trong giai đoạn xây dựng mỏ, các nguồn gây tác động tới môi trường nước mặt đó là hoạt động bơm xả nước từ moong; nước mưa chảy tràn các mặt bằng của mỏ, nước thấm từ các bãi thải, nước thải sinh hoạt. Đối với nước thải từ moong: theo tính toán lượng nước trong giai đoạn này khoảng 1,2 triệum3/năm. Nước tại moong có tính axit, hàm lượng Fe, Mn vượt tiêu chuẩn, hàm lượng cặn lơ lửng cao, đặc biệt nước có màu đỏ nên có thể gây ấn tượng xấu về cảm quan. Nước thải từ

moong khai thác sau khi bơm đi qua hệ thống xử lý đều được xả vào suối Toòng

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 31 - 80)