Tác động tới môi trường đất

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 42 - 44)

Các tác động của dự mở rộng mỏ than Na Dương tới môi trường đất được xem xét ở các khía cạnh: tác động tới giá trị tài nguyên và mục đích sử dụng; bồi lắng và làm ô nhiễm vùng đất lân cận; làm giảm lượng nước ngầm trong đất của khu vực; và tác động gián tiếp có thể xảy ra là gây nên tính axit ở các vùng đất khác

do mưa axit. Các khía cạnh này được phân tích đánh giá theo các giai đoạn của dự án.

Trong giai đoạn xây dựng mỏ:

Về giá trị sử dụng: Trong giai đoạn từ 2001- 2004; dự án đã làm chuyển mục đích sẻ dụng đất của 66.771 m2 đất nhà ở, 189.548 m2đất nông nghiệp, 96.790 m2 đất lâm nghiệp sang làm mục đích chứa chất thải và mở rộng khai trường. Xét về mặt giá trị sử dụng, dự án đã có những tác động đáng kểđó là:

- Mất đi chỗ quen thuộc, thuận tiện, xáo trộn cuộc sống trong một thời gian của các gia đình nằm trong diện giải phóng mặt bằng.

- Mất đi nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp tại khu vực này. - Giảm tính đa dạng sinh học và xáo trộn cảnh quan sinh thái.

Tác động chuyển mục đích sử dụng này cũng là nguyên nhân gián tiếplàm ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường, xã hội khác do các hộ dân chuyển đến vùng đất mới:

- Phát nương làm rẫy trong khu vực có thể làm giảm diện tích rừng, tăng xói mòn, rửa trôi.

- Có thể làm giảm thu nhập các hộ dân do giảm diện tích trồng trọt, đất đai không phù hợp với canh tác.

Gây tác động do bồi lấp và ô nhiễm các vùng đất lân cận: Các bãi thải Nà Đươi, bãi thải Toòng Danh là nguồn phát sinh các dòng vật chất rửa trôi theo nước mưa xuống các vùng đất lân cận gây tình trạng bồi lấp, đồng thời nước thấm từ bãi thường có tính axit, các kim loại nặng cao cũng có thể gây nên tình trạng ô nhiễm vùng đất xung quanh bãi thải.

Trong giai đoạn khai thác:

Về giá trị sử dụng: Trong 2005- 2015 dự án tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất của 156.448 m2 đất nhà ở, 308.706 m2 đất nông nghiệp, 2.208.488 m2 đất lâm nghiệp sang mục đích chứa đất đá chất thải và mở rộng khai trường. Sự thay đổi này cũng sẽ tạo các tác động tương tự như giai đoạn từ 2001- 2004 nhưng ở quy mô lớn hơn.

- Gây tác động do bồi lấp và ô nhiễm các vùng lân cận: cùng với sự phát triển về diện tích và khối lượng của các bãi thải, mức đọ bồi lắng và ô nhiễm các vùng đất xung quanh bãi thải cũng gia tăng. Tuy nhiên, việc lan truyền ở mức độ không lớn lắm.

- Làm giảm lượng ngầm trong đất: Việc đào đất đá tạo các moong (-) so với địa hình khu vực gây nên việc thẩm thấu nước ngầm từ các vùng lân cận vào moong, sau đó lượng nước này lại được bơm thoát ra hệ thống suối để chảy ra sông Kỳ Cùng. Có khoảng 300- 400 m3/ngày đêm nước ngầm bị thất thoát, đây cũng là nguyên nhân làm giảm lượng nước ngầm của đất đai trong khu vực.

- Các hoạt động gián tiếp: Hoạt động của dự án, tạo ra một khối lượng nước thải lớn, nếu lượng thải của mỏ Na Dương không được xử lý đảm bảo thì các suối Toòng Già và Toòng Danh trong khu vực đoạn đổ ra sông Kỳ Cùng sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nó sẽ không thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp trong vùng, hoặc nếu có sử dụng cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho đất khu vực đó và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi. Dự án mở rộng mỏ than Na Dương, đi kèm với dự án nhà máy nhiệt điện Na Dương. Đặc tính của than Na Dương có hàm lượng lưu huỳnh cao, nên quá trình đốt cháy sẽ sinh ra lượng khí SO2 lớn, khí này đi vào khi quyển và có thể góp phần tạo thành mưa axit tại một số khu vực khác. Tác động của mưa axit kéo theo làm chua hoá đất, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Tác động của mưa axit kéo theo làm chua hoá đất, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, việc này cũng giảm đáng kể do vơi công nghệ đốt than cùng với đá vôi của nhiệt điện Na Dương đã khửđược tối đa lượng khí SO2.

Trong giai đoạn kết thúc dự án:

Giai đoạn sau năm 2049; đối với khu mỏ Na Dương, các bãi thải , các mặt bằng phân xưởng có thểđược hoàn thổ và lại chuyển được mục đích sử dụng, đem lại lợi ích mới. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ rằng một diện tích moong còn lại sẽ khó chuyển đổi được mục đích vì ởđây sẽ bị lưu nước và có tính axit mạnh.

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 42 - 44)