Tác động đến môi trường không khí do bụi, khí và hơi độc

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 41 - 42)

Trong giai đoạn xây dựng mỏ:

Tác động do bụi:

Bụi phát sinh trong giai đoạn này từ các hoạt động: hoạt động khoan nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển đất đá, than, từ hoạt động san gạt đất đá để tạo các mặt bằng, đường giao thông. Theo tính toán giai đoạn 2001- 2004, khoảng 430 tấn bụi đất, đá phát sinh do các hoạt động như: bốc xúc, vận chuyển và san gạt các mặt bằng trong dự án; trêm 89 tấn bụi phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ. Lượng bụi này chủ yếu phát tán trong phạm vi khai trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong các khâu sản xuất. Đối với hoạt động vận chuyển đất đá, than tạo ra nguồn phát sinh bụi, bụi sẽ lan truyền trong khai trường theo hai bên đường ô tô và bịảnh hưởng bởi hướng gió và vận tốc gió trong khu vực.

Tác động do hơi khí độc:

Tác động của không khí trong giai đoạn này cũng do hoạt động đốt cháy nhiên liệu của ô tô, máy xúc, máy gạt và do nổ mìn. Tuy nhiên, hoạt động đáng kể nhất là hoạt động vận chuyển đất đá và than, đây là nguồn phát thải dạng đường. Hoạt động khoan chủ yếu phát sinh bụi lớn tại khu vực máy khoan, khả năng lan toả bụi là không nhiều. Hoạt động bốc xúc, vận chuyển than, đất đá cũng là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm khí độc cao. Theo tính toán, hoạt động bốc xúc trung bình hàng năm tạo ra khoảng 1347 tấn bụi đất đá và khoảng 0,388 tấn bụi khói do đốt nhiên liệu. Việc phát tán bụi ra môi trường bên ngoài mỏ có thể chỉ từ tầng +270 trở lên. Còn xuống sâu, hoạt động này chủ yếu ảnh hưởng tời máy móc, con người hoạt đọng trong phạm vi moong khai thác.

Hoạt động vận chuyển than và đất đá thải: Đối với dự án, đây là hoạt động gây phát tán bụi lớn và có thểảnh hưởng môi trường bên ngoài ranh giới mỏ nhiều hơn cả. Theo tính toán có khoảng 1709 tấn bụi đất đá và 3,7 tấn bụi khói nhiên liệu hoạt động. Theo tính toán và thiết kế, đường vận chuyển nằm trong ranh giới của mỏ và có khoảng cách so với ranh giới mỏ có hàm lượng bụi vượt TCCP theo tiêu chuẩn 5937-2005.

Hoạt động sàng tuyển than: Các hoạt động diễn ra tại khu vực sàng tuyển than: Ô tô tải đổ tải than vào khu nhà sàng bên trong nhà và bên ngoài trời.Hoạt động của máy xúc, xúc than đổ vào hộc chứa than rót xuống băng tải để chuyển tải sang nhà máy điện.Hoạt động nhặt đá và than quá cỡ trên sàn bằng thủ công.

Như vậy, các khâu gây bụi ởđây là: Đổ than vào bãi, di chuyển và xúc than của máy xúc, rót than từ gầu xúc vào hộc chứa, than chảy từ hộc chứa lên băng tải.

Tronng giai đoạn vận hành mỏ:

Tác động của không khí trong giai đoạn này cũng do hoạt động đốt cháy nhiên liệu của ô tô, máy xúc, máy gạt và do nổ mìn. Tuy nhiên hoạt động đáng kể nhất là hoạt động vận chuyển đất đá và than, đây là nguồn phát sinh chất thải dạng đường. Thông qua tính toán, đã dự báo được tình hình về các chất khí NO2, SO2, CO do loại hoạt động gây ra sẽ không cao hơn TCCP.

Trong giai đoạn đóng cửa mỏ, tác động gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu phát sinh từ các bãi thải. Sau khi kết thúc khai thác mỏ, các bãi thải có cốt cao khoảng 400m, cao hơn so với mặt bằng mỏ khoảng 100m; đất đá đổ thải thời gian đầu chưa ổn định, quá trình phong hoá tiếp tục diễn ra tạo các hạt nhỏ mịn. Vào các mùa khô, nắng, gió có thể thổi bụi đất cát vào môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực.

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)