Tác động tới môi trường đất do chất thải rắn

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 44 - 46)

Chất thải rắn - đất đá thải: Giai đoạm này có khoảng 5.700000 m3đất đá thải và khoảng 150.000m3 xít thải được thải bỏ trong quá trình sản xuất, và chúng được đem đổ thải tại các bãi thải Nà Đươi và Toòng Danh. Chất thải rắn giai đoạn này đã làm chuyển đổi mục đích sử dụng của trên 30 ha đất trong khu vực và gây ra các tác động nhạt định đến môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất cho khu vực xung quanh.

Chất thải sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do cán bộ, công nhân viên trong toàn bộ công ty thải ra trong quá trình làm việc. Theo tổ chức WHO, lượng rác thải bình quân đầu người tại các nước đang phát triển là 0,3 kg/người/ngày. Tuy nhiên, thời gian làm việc của mỗi người ( 1 ca tương đương với 1/3 ngày), do đó lượng rác thải dự báo là 0,1 kg/người/ngày. Giai đoạn xây dựng mỏ có khoảng 400 lao động, vậy tổng lượng đất đá thải là:0,1 x 400= 40 kg/ ngày. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều như khu vực văn phòng với các loại chất thải như giấy, bao bì, các phụ phẩm khác; khu vực nhà ăn uống với các chất thải rắn giàu hữu cơ, phát sinh trong quá trình chế biến hoặc thức ăn thừa có tiềm ẩn mang mầm mống các ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh, nếu không được thu gom, đem chôn lấp ra xa khu vực thì dễ lây lan bệnh tật. Đặc biệt là lúc môi trường không khí có độ ẩm cao, các vi sinh vật phát triển mạnh trênchất thải sinh hoạt, tập trung nhiều tác nhân truyền nhiễm bệnh như muỗi, ruồi...

Chất thải rắn nguy hại: Các chất thải rắn nguy hại có thể kể đến trong dự án mỏ Na Dương là: các giẻ dính dầu mỡ tại các phân xưởng ô tô, phân xưởng sửa chữa cơ khí, các dung dịch axit, kiềm trong bình ắc quy thải, các vỏ đựng dầu mỡ thải,,,

Trong giai đoạn khai thác:

Đất đá thải: Giai đoạn từ 2005- 2049; khối lượng đất đá đổ thải khoảng trên 230.000.000m3 đất đá được bóc xúc đổ vào các bãi thải trong vỉa 9, bãi thải trong vỉa 4 và bãi thải Toòng Danh. Ngoài ra còn có khoảng 2.7000.000m3 xít từ hoạt động sàng tuyển được đổ ra bãi. Việc hình thành các bãi thải tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng trên 270 ha đất đồng thời cũng tăng diện ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tới môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất.

Chất thải rắn sinh hoạt: Giai đoạn này mỗi ngày thải ra 90 kg chất thải rắn sinh hoạt, khu vực phát sinh nhiều là bộ phận văn phòng và các bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, các chất rắn ngày sữ được thu gom và đổ vào bãi thải tập trung của thị trấn Na Dương nên mức độảnh hưởng là không lớn.

Chất thải rắn nguy hại: Loại chất thải rắn nguy hại trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là giẻ lai dính dầu mỡ bôi trơn, vỏ đựng dầu mỡ, bình ắc quy thải; tuy nhiên, lượng xe máy giai đoạn này tăng gấp đôi nên lượng phát thải so vứoi giai đoạn mỏ cũng tăng gấp đôi.

Trong giai đoạn kết thúc mỏ:

Tồn tại các bãi thải cần phải được hoàn thổ, phục hồi môi trường.

Bãi thải Toòng Danh với dung tích khoảng 195 triệu m3. Bãi thải Nà Đươi: trên 18triệu m3. Bãi thải trong vỉa 4: trên 18triệu m3. Bãi thải trong vỉa 9: trên 21 triệum3

Với những bãi thải cao như Nà Đươi, bãi thải Toòng Danh đã tạo nên những địa hình đồi núi nhân tạo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trụt lở và bồi lắng đất đai, hệ thống thuỷ văn xung quanh. Ngoài ra còn tạo ra cảnh quan không thân thiện. Tuy nhiên, do việc hoang nguyên là thủ tục bắt buộc trong hoạt động của dự án vì vậy, các bãi thải sau khi khai thác sẽ được cải tại, hoàn nguyên nên những tác động trên cũng sẽ giảm thiểu đáng kể.

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)