Tác động đến môi trường nước

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 37 - 41)

Từ giai đoạn chuẩn bị khai thác, giai đoạn khai thác cho đến giai đoạn kết thúc khai thác của dự án mở rộng mỏ than Na Dương đều có tác động tới môi trường nước mặt và nước ngầm.

Tác động tới nước mặt của khu vực:

Trong giai đoạn xây dựng mỏ:

Trong giai đoạn xây dựng mỏ, các nguồn gây tác động tới môi trường nước mặt đó là hoạt động bơm xả nước từ moong; nước mưa chảy tràn các mặt bằng của mỏ, nước thấm từ các bãi thải, nước thải sinh hoạt. Đối với nước thải từ moong: theo tính toán lượng nước trong giai đoạn này khoảng 1,2 triệum3/năm. Nước tại moong có tính axit, hàm lượng Fe, Mn vượt tiêu chuẩn, hàm lượng cặn lơ lửng cao, đặc biệt nước có màu đỏ nên có thể gây ấn tượng xấu về cảm quan. Nước thải từ

moong khai thác sau khi bơm đi qua hệ thống xử lý đều được xả vào suối Toòng Già, hoà lẫn với nước nguồn, và một số nhánh suối khác trong khu vực với chiều dài khoảng 7-8km rồi đổ vào sông Kỳ Cùng. Đối với nước chảy tràn từ các mặt bằng của mỏ, nước chảy tràn từ các tuyến đường ô tô, mặt bằng xưởng sàng, mặt bằng phân xưởng khai thác, phân xưởng cơ khí. Đa phần đều theo mương thoát nước rồi đổ vào suối Toòng Già. Loại nước thải này chỉ phát sinh khi có mưa, và chất gây ô nhiễm chủ yếu là cặn lơ lửng có nguồn gốc từ bùn đất hoặc than vì vậy chủ yếu gây tác động tới hệ thống suối của khu vực dưới dạng bồi lắng. Đối với nước chảy tràn, rỉ ra từ từ bãi thải, giai đoạn khai thác trước đã để lại 2 bãi thải mà dự án mà dự án mở rộng tiếp tục sử dụng đó là bãi thải Nà Đươi và bãi thải Toòng Danh. Đây cũng hai nguồn sẽ tác động môi trường nước mặt trong khu vực. Nước thải từ bãi thải chủ yếu phát sinh vào những ngày mưa và kéo theo sau ngày mưa ít ngày. Tính chất nước thải vào thời điểm trời mưa cũng giống với nước thải bề mặt trong khai trường mang hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gây bồi lắng tới dòng suối. Còn với dạng nước thải rỉ ra từ bãi thải sau khi mưa ít ngày là dạng có tính ô nhiễm cao, nước mưa sẽ tiếp xúc với than tồn dư trong bãi thải và diễn ra các phản ứng hoá sinh tạo ra nước có tính axit, trong môi trường axit lại hoà tan các kim loại. Vì vậy, nước thải rò rỉ từ bãi thải được dự báo có tính axit và hàm lượng lim loại nặng cao, và đây là một nguồn có thể gây tác động tương đối lớn tới môi trường nước mặt nếu không có giải pháp ngăn ngừa. Đối với nước thải sinh hoạt, theo tính toán, giai đoạn này nước thái sinh hoạt thải ra khoảng từ 12- 13 m3/ngày và phần lớn nước thải từ các công trình vệ sinh đều được đi qua hố vệ sinh tự hoại nên mức độ ảnh hưởng tới môi trường là không lớn. Nguồn nước sinh hoạt này đổ vào suối Toòng Già có lưu lượng tối thiểu từ 180 m3/h nên mức độ tác động là không đáng kể.

Trong giai đoạn khai thác:

Đối với nước thải từ moong khai thác, xét vềđặc tính nước thải mỏ Na Dương: Nước trong moong khai thác được hình thành từ nước mưa và nước ngầm, khu vực đáy moong khai thác, than bị ngâm nước nên đã xảy ra các phản ứng sinh hoá để tạo nên tính chất ô nhiễm. Trong nước thải mỏ Na Dương có lưu huỳnh nguyên tố là kết

quả quá trình hoạt động của vi sinh vật. Than để lâu ngày, lưu huỳnh sunfát sinh ra thay thế dần lưu huỳnh pyrit. Sunfat nằm ở dạng muối sắt và axit sunfuric là những chất tan trong nước, đây cũng là nguyên nhân làm cho hàn lượng các kim loại (Fe, Mn) và các ion SO42- cao trong nước thải mỏ. Do hàm lượng lưu huỳnh cao (6%) nên nước thải mỏ than Na Dương có màu đỏ rất đặc trưng. Những đặc tính trên, đã làm cho nước tạo thành trong moong mỏ than Na Dương có tính axit rất mạnh và màu đỏ, độ pH dao động trong khoảng từ 2- 3. Hàm lượng Fe cao hơn tiêu chuẩn xả thải từ 8- 10 lần, còn đối với Mn, cao hơn tiêu chuẩn xả thải từ 5- 10 lần. Với nguồn tahỉ có tính chất axit như trên nếu không có giải pháp xử lý thì sẽ gây ra những tác động mạnh tới suối Toòng Già và sông Kỳ Cùng.

Xét đến lưu lượng và hình thức xả thải: Dựa vào lịch khai thác và lịch thoát nước mỏ chúng ta có thể làm rõ các thời kỳ thoát nước mỏ:

Từ năm 2005- 2009;có hai khu vực khai thác và có hoạt động bơm thải đó là khu I và khu III. Lưu lượng thải đối với khu I về mùa mưa 608m3/h, mùa khô 251m3/h. Lưu lượng thải của khu III về mùa mưa 887 m3/h, mùa khô 397 m3/h. Hai nguồn thải này xả theo hai hướng phía Tây và phía Đông của moong vỉa 4 nhưng cuối cùng đều đổ ra suối Toòng Già. Từ năm 2010 đến 2049; có 2 khu vực khai thác khu II và III nhưng có hạot động bơm tại phía Đông khu III. Lưu lượng nước thải về mùa mưa 2225m3/h, mùa khô 889m3/h. Nước được bơm thoát ra suối Toòng Già.

Theo thống kê, lượng của suối Toòng Già về các mùa như sau:

Về mùa mưa: 1087,2m3/h đến 76118,4m3/h. Về mùa khô: nhỏ hơn 180m3/h. Như vậy chúng ta có thể thấy, về mùa mưa lượng nước thải mỏ theo các thời kỳ so với nước suối Toòng Già nhỏ hơn rất nhiều, nên tác động có thểở mức nhỏ hơn nếu xả thải vào đây. Tuy nhiên vào mùa khô cho thấy lượng nước thải từ mỏ đổ vào suối lớn hơn từ 2-5 lần so với lượng nước suối tự nhiên và suối có thể coi như là một mương thải của mỏ. Do đó, nếu nước thải từ moong không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng đói với suối Toòng Già và sông Kỳ Cùng, đặc biệt là trong mùa khô.

Đối với nước chảy tràn từ các mặt bằng của mỏ: Các tác động trong giai đoạn này cũng tương tự như trong giai đoạn xây dựng mỏ, tuy nhiên, mức độ sẽ giảm dần do các mặt bằng đã đi vào ổn định.

Đối với bãi thải mỏ: Giai đoạn này cũng có hai nguồn thải chính là bãi thải Nà Đươi và bãi thải Toòng Danh. Các đối tượng tác động cũng tương tự như giai đoạn xây dựng mỏ tuy nhiên mức độ tác động là khác nhau. Bãi thải Nà Đươi, sẽ tiến hành đổ thải ít và kết thúc sớm vì vậy, bãi thải không tăng cả về diện tích lẫn thể tích, như vậy, mức độ tác động tăng ít. Bãi thải Toòng Danh, theo các giai đoạn sẽ tăng rất lớn về diện tích lẫn dung tích bãi thải vì vậy mà mức độ ảnh hưởng của nước chảy tràn bề mặt và rò rỉ của bãi thải này tới suối Toòng Danh tương ứng. Nếu không có giải pháp bảo vệ suối Toòng Già có thể suối sẽ vừa bị bồi lấp vừa bị axit hoá.

Đối với nước thải sinh hoạt: Theo tính toán, giai đoạn này có khoảng 24-27 m3/ngày đêm, nước thải sinh hoạt đổ ra suối Toòng Già. Phần lớn nước thải vệ sinh đều được đưa vào xử lý bằng bể tự hoại vì thế lượng nước thải sinh hoạt nhỏ và tính chất ô nhiễm được giảm thiểu nên gây tác động tới môi trường nước mặt không đáng kể.

Trong giai đoạn kết thúc mỏ:

Giai đoạn này được tính từ sau năm 2049, tác động môi trường nước mặt chủ yếu là nước từ các bãi thải. Mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần theo thời gian ổn định của bãi thải. Bên cạnh đó, khi bãi thải được cải tạo hoàn thổ môi trường thì các tác động môi trường cũng sẽ giảm thiểu nhiều. Ngoài nguồn trên còn có nguồn có thể phát sinh khi nước của moong khai thác đầy và tràn ra ngoài lưu vực. Tuy nhiên, việc có lượng nước đầy tràn moong khai thác như trường hợp mỏ Na Dương là hy hữu, trừ phi có lũ lớn.

Tác động tới nước ngầm:

Tác động tới nước ngầm của dự án mở rộng mỏ than Na Dương được xác định ở hai khía cạnh ảnh hưởng tới lượng và chất. Do các moong khai thác có mức âm so với địa hình vì vậy, nước ngầm trong tầng đất đá của khu vực đã chảy vào moong, sau đó được bơm thoát ra suối rồi. Như vậy, việc khai thác mỏ Na Dương đã làm mất một khối lượng lớn nước ngầm trong khu vực. Theo tính toán của báo cáo đầu tư cho thấy khoảng trên 300 m3/ngày đêm. Bên cạnh bị tác động về lượng, nước ngầm của khu vực cũng ít nhiều ảnh hưởng về chất do nước tạo thành trong

moong mỏ than Na Dương có tính axit và hàm lượng các ion kim loại nặng cao, điều này có thể tạo điều kiện thẩm thấu vào địa tầng phía dưới và đi vào tầng chứa nước ở dưới đáy moong. Còn phần nước ngầm trong khu vực ở tầng nông hầu như là không ảnh hưởng bởi vì moong khai thác cũng giống như một giếng thu nước, các chất ô nhiễm sẽ tẩptung ỏ đâu sau đó lại được bơm lên suối ở trên bề mặt, nên lượng lưu giữ vào tạo ra chất o nhiễm thường cân bằng.

Một phần của tài liệu luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG potx (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)