Phương pháp đo lường rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 28)

1.1. Tổng quan về Hiệp ước Basel

1.1.4.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường (Market Risk) là rủi ro về các tổn thất ở các trạng thái trong và

ngồi bảng cân đối kế tốn phát sinh từ sự biến động của giá cả thị trường4. Rủi ro

thị trường thường gắn với bốn loại rủi ro cơ bản là rủi ro lãi suất, rủi ro vốn tự có, rủi ro tỷ giá hối đối và rủi ro hàng hóa.

Theo Basel I, vốn tự có để dự phịng rủi ro thị trường bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2). Tuy nhiên, theo Basel II, các ngân hàng có thể sử dụng một loại vốn thứ ba (vốn cấp 3) bao gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích duy nhất là cân đối yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường, với các điều kiện sau:

- Các ngân hàng chỉ được quyền sử dụng vốn cấp 3 để dự phòng rủi ro thị trường; - Vốn cấp 3 được giới hạn tới 250% vốn cấp 1 dùng để dự phòng rủi ro thị trường;

3 The New Basel Capital Framework And Its Implementation In The European Union, 2005, pp. 17,18 [23]

- Vốn cấp 2 có thể thay thế vốn cấp 3 trong cùng một giới hạn 250%, tức hội đủ điều kiện vốn cấp 2 không được vượt quá tổng số vốn cấp 1 và nợ phụ thuộc dài hạn không vượt quá 50% vốn cấp 1;

- Vốn cấp 1 nên đại diện cho ít nhất một nữa tổng vốn đủ điều kiện. Tuy nhiên, việc này tùy theo quy định của mỗi quốc gia.

Để đảm bảo tính nhất quán trong việc tính tốn u cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, một liên kết số học rõ ràng được tạo ra bằng cách nhân ước lượng rủi ro thị trường với 12,5 và cộng với kết quả tổng tài

sản có rủi ro như với rủi ro tín dụng5.

Phương pháp chuẩn - Standardised Approach

Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá hối đối và rủi ro hàng hóa.

Rủi ro lãi suất: Yêu cầu vốn tối thiểu được diễn đạt trong các điều khoản của

2 loại phí được tính riêng biệt, một loại áp dụng cho “rủi ro cụ thể” của từng tài sản đảm bảo, dù ở trường vị thế hay đoản vị thế; một loại áp dụng cho rủi ro lãi suất

trong danh mục, gọi là “rủi ro thị trường chung”, trong đó các vị thế đoản và

trường trong các tài sản đảm bảo khác nhau có thể bù trừ.

(i) Rủi ro cụ thể: Chi phí vốn được thiết lập để đề phòng sự thay đổi giá của tài sản

bảo đảm do các yếu tố có liên quan đến người phát hành, việc bù trừ yêu cầu phải đồng nhất về vị thế. Các mức phí vốn rủi ro cụ thể đối với rủi ro người phát hành được thể hiện tại Phụ lục 6.

(ii) Rủi ro thị trường chung: Các yêu cầu vốn được thiết lập để đề phòng các rủi ro

phát sinh từ sự thay đổi lãi suất thị trường. Có 2 phương pháp đo lường, là “kỳ hạn” (maturity) và “thời hạn” (duration), đối với mỗi phương pháp, chi phí vốn là tổng của 4 thành phần: Vị thế trường và đoản rịng trong tồn bộ sổ sách kế toán; 1 tỷ lệ nhỏ các vị thế phù hợp trong mỗi dải thời gian; 1 tỷ lệ lớn các vị thế phù hợp ngang các dải thời gian khác; Mức phí rịng của các vị thế trong các quyền chọn phù hợp.

(iii) Các phái sinh lãi suất: Hệ thống quản trị cần bao gồm tất cả các phái sinh lãi

suất và các cơng cụ ngồi bảng cân đối kế toán, như các thỏa thuận lãi suất kỳ hạn (FRAs), các hợp đồng kỳ hạn khác, các hợp đồng giao sau trái phiếu (bond futures),

hợp đồng hoán đổi lãi suất và tiền tệ chéo, và các vị thế giao dịch ngoại hối kỳ hạn6.

Rủi ro trạng thái vốn tự có: Áp dụng cho các trường và đoản vị thế trong tất

cả các công cụ mà biểu hiện cách ứng xử thị trường tương tự theo vốn tự có, nhưng không theo các cổ phiếu tham chiếu khơng hốn đổi. Các cơng cụ được chuyển đổi bao gồm các cổ phiếu chung có quyền bỏ phiếu hoặc khơng có quyền bỏ phiếu, các chứng khoán chuyển đổi ứng xử như vốn tự có, các cam kết mua bán vốn tự có.

Rủi ro tỷ giá hối đối: Quy định tiêu chuẩn vốn tối thiểu để trang trải rủi ro

của việc nắm giữ hoặc thực hiện các trạng thái trong các ngoại tệ, kể cả vàng. Hai q trình cần thiết để tính tốn u cầu vốn đối với rủi ro tỷ giá hối đoái là: Đo lường rủi ro trong trạng thái đơn tệ và đo lường các rủi ro vốn có trong các trạng thái pha trộn của ngân hàng về trường và đoản vị thế trong các ngoại tệ khác nhau.

Rủi ro hàng hóa: Hàng hóa là những sản phẩm vật chất, được mua bán trên

thị trường thứ cấp, như: các sản phẩm nơng nghiệp, khống sản (cả dầu lửa) và kim loại quý. Rủi ro tiêu dùng có thể được đo lường dưới dạng tiêu chuẩn hóa, sử dụng

phương pháp đáo hạn bậc thang hoặc phương pháp đơn giản7. Cả hai cách tiếp cận

này chỉ phù hợp với các ngân hàng, mà trong các điều khoản liên quan, tiến hành chỉ với một số lượng giới hạn về kinh doanh hàng hóa.

Phương pháp mơ hình nội bộ - Internal Models Approach

Các ngân hàng muốn sử dụng phương pháp này để đánh giá rủi ro thị trường cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát. Với điều kiện phải thỏa mãn:

- Hệ thống quản lý rủi ro thống nhất về quan điểm và được áp dụng trung thực; - Có đủ số lượng chuyên viên có kỹ năng trong việc sử dụng các mơ hình phức tạp, khơng chỉ trong giao dịch mà cịn trong kiểm soát rủi ro, kiểm tra, kiểm toán.

6 Các quyền chọn tham khảo từ mục 718(Lvi) đến 718(Lxix) của International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, June 2006, [19]

7 Tham khảo các mục từ 718(xLviii) đến 718(Lv) của: International Convergence of Capital Measurement

- Các mơ hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá là có theo dõi chứng minh, kiểm định về tính hợp lý, chính xác trong đo lường rủi ro.

- Ngân hàng định kỳ tiến hành các kiểm tra ứng suất nghiêm ngặt và tồn diện, để có những đánh giá về vị thế vốn của ngân hàng.

Vấn đề quan trọng trong hệ thống quản trị rủi ro thị trường của ngân hàng là cần xác định mơ hình quản trị rủi ro phù hợp, cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:

- Đối với rủi ro lãi suất, cần phải xác định các yếu tố rủi ro tương ứng với tỷ lệ lãi suất của mỗi loại tiền tệ, mà trong đó ngân hàng có vị thế trong và ngồi bảng cân đối kế tốn nhạy cảm với rủi ro lãi suất.

- Đối với rủi ro tỷ giá hối đoái (bao gồm cả vàng), hệ thống quản trị rủi ro cần liên kết các yếu tố rủi ro tương ứng theo tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và từng loại ngoại tệ. - Đối với biến động giá vốn tự có, cần có các yếu tố rủi ro tương ứng theo từng thị trường vốn tự có, trong đó ngân hàng giữ vị thế đáng kể.

- Đối với biến động giá cả hàng hóa, cần có các yếu tố rủi ro tương ứng theo từng thị trường hàng hóa, trong đó ngân hàng giữ vị thế đáng kể.

Ủy ban Basel yêu cầu các ngân hàng tính tốn VAR (Value at risk) của họ trên cơ sở hàng ngày với khoảng tin cậy 99%, thời gian nắm giữ tối thiểu 10 ngày, và khoảng thời gian tối thiểu cho một kỳ quan sát 1 năm. Các ngân hàng không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và số lượng do Ủy ban Basel đề ra, sẽ không được phép

sử dụng mơ hình này mà phải sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để thay thế 8.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 28)