Việc ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

1.3.1. Khảo sát việc ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thế giới

Năm 2004, Viện ổn định tài chính (FSI - Financial Stability Institute) thuộc BIS đã tiến hành điều tra, khảo sát việc thực hiện Basel II, và cập nhật vào các năm 2006, 2008 và 2010. Cuộc khảo sát năm 2010 được gửi tới 173 khu vực pháp lý (bao gồm cả các thành viên của Ủy ban Basel) và nhận được 133 câu trả lời, tỷ lệ đáp ứng là 77%. Kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy 112 quốc gia đã thực hiện hoặc đang lập kế hoạch thực hiện Basel II, so với 106 quốc gia trong cuộc khảo sát năm 2008.

Bảng 1.4: Tổng quan việc thực hiện Basel II (Theo số khu vực pháp lý)

Khu vực khảo sát

Số câu trả lời Khu vực pháp lý dự định áp dụng Basel II

Năm 2008 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2010

Châu phi 16 20 12 15 Châu Mỹ* 16 22 14 17 Châu Á 19 25 18 17 Vùng Caribê 9 10 8 8 Châu Âu 46 46 45 45 Trung Đông 9 10 9 10 Tổng số 115 133 106 112

* Bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Mỹ Latinh.

Nguồn: Summary of responses to the Basel II implementation survey [24]

Các nước dự kiến thời gian ứng dụng Basel II được thống kê qua bảng 1.5.

Bảng 1.5: Tổng quan việc thực hiện Basel II – Mốc thời hạn

(Theo số khu vực pháp lý; tích lũy số liệu theo mốc thời gian)

Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 2013-2015* Châu Phi 1 1 4 6 8 15 Châu Mỹ** 2 2 5 5 9 17 Châu Á 7 9 12 13 14 17 Vùng Caribê - 1 1 1 1 8 Châu Âu 29 32 35 38 38 45 Trung Đông 4 4 7 7 8 10 Tổng số 43 49 64 70 78 112

* Bao gồm cả khu vực pháp lý không cho biết thời gian xác định thực hiện cả ba trụ cột. ** Bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Mỹ Latinh.

Nguồn: Summary of responses to the Basel II implementation survey [24]

Kết quả khảo sát 2010 củng cố các kết luận điều tra trước rằng Basel II sẽ được thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới.

Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng: Kết quả cho thấy phương pháp SA sử

dụng phổ biến nhất (96 câu trả lời). Phương pháp IRB cơ bản được thực hiện bởi 65 khu vực pháp lý (so với 72 năm 2008) và 61 câu trả lời (so với 69 năm 2008) có ý định áp dụng phương pháp IRB nâng cao.

Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động: Phương pháp BIA được xem sẽ sử

dụng rộng rãi nhất (90 câu trả lời – như năm 2008), tiếp đến phương pháp TSA - 84 câu trả lời (năm 2008 là 80) và AMA - 59 câu trả lời (năm 2008 là 62).

Khảo sát 2010 cho thấy số lượng lớn các khu vực pháp lý sẽ sử dụng phương pháp nâng cao để đo lường rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động theo Trụ cột 1. Cụ thể có 61 khu vực pháp lý sẽ sử dụng IRB nâng cao để đo lường rủi ro tín dụng và 59 khu vực pháp lý sẽ sử dụng AMA để đo lường rủi ro hoạt động vào năm 2015.

Kết quả cũng cho thấy 90 khu vực pháp lý sẽ thực hiện Trụ cột 2 và 93 sẽ thực hiện Trụ cột 3 vào năm 2015 (so với 91 sẽ thực hiện trụ cột 2 và 3 của năm 2008). Qua khảo sát cho thấy các quốc gia đều có xu hướng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chủ yếu ứng dụng các phương pháp đơn giản, còn các phương pháp phức tạp như phương pháp nâng cao chỉ được ứng dụng tại các ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn, đa ngành nghề, đa quốc gia (Vốn ≥ 3 tỷ USD). [23]

1.3.2. Việc ứng dụng Basel tại Mỹ

Tại Mỹ, cơ quan giám sát thường yêu cầu các ngân hàng thực hiện theo Basel II và các ngân hàng lựa chọn trong số các phương pháp khác nhau để tính tốn rủi ro tín dụng và các yêu cầu vốn trong hoạt động ngân hàng. Đối với ngân hàng ở Mỹ, chỉ có các ngân hàng lớn và có hoạt động quốc tế phải thực hiện theo Basel II, nhưng họ phải sử dụng các phương pháp nâng cao để tính tốn rủi ro tín dụng và các u cầu vốn hoạt động (các phương pháp tiếp cận IRB và AMA).

Có 4 cơ quan liên quan trong việc thực hiện Basel II: Văn phịng Kiểm sốt tiền tệ (OCC), Hội đồng thống đốc Dự trữ Liên bang (Board), Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) và Văn phòng giám sát tiền gửi (OTS). Bốn cơ quan này đã xác định phân loại các ngân hàng thành 3 nhóm:

- CORE Banks: Đây là những ngân hàng lớn có hoạt động quốc tế - bắt buộc phải áp dụng các phương pháp nâng cao. Các ngân hàng này phải đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí độc lập sau đây: (1) Có tổng giá trị tài sản hợp nhất từ 250 tỷ USD trở lên; (2) Có giá trị tài sản hoạt động trên bảng cân đối kế tốn chi nhánh nước ngồi từ 10 tỷ USD trở lên.

- OPT-IN Banks: Đây là những ngân hàng tình nguyện ứng dụng các phương pháp nâng cao trong đánh giá rủi ro.

- General Banks: Là các ngân hàng cịn lại khơng áp dụng các phương pháp tiếp

cận nâng cao, mà chỉ áp dụng các phương pháp đơn giản trong đánh giá rủi ro.

1.3.3. Việc ứng dụng Basel II tại một số nước thuộc khu vực Châu Á.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đã lựa chọn lộ trình áp dụng phù hợp với hệ thống ngân hàng của mình trên cơ sở xem xét khả năng và các yếu tố nền tảng như hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống CNTT, thị trường nền tảng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng… Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và kỳ vọng Basel II sẽ cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ. Việc ứng dụng các phương pháp đánh giá rủi ro của Basel II thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.6: Tóm tắt việc thực hiện Basel II ở một số nước Châu Á

Quốc gia Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động

SA IRBF IRBA BIA SA AMA

Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng

Hồng Kông 01/01/2007 01/01/2008 01/01/2007 Không áp dụng

Ấn Độ 31/3/2007 Không áp dụng 01/4/2007 Không áp dụng

Nhật Bản 01/4/2007 01/4/2008 01/4/2007 01/4/2008

Hàn Quốc 01/01/2008 01/01/2008

Philippin 01/01/2007 Dự kiến 2010 01/01/2007 Dự kiến 2010

Singapore 01/01/2008 01/01/2008

Đài Loan 01/01/2007 01/01/2008 01/01/2007 01/01/2008

Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2009

Nguồn: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) [7]

1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ việc tham khảo ứng dụng Basel II của một số nước trên thế giới, cho thấy mức độ các nước đã sẵn sàng ứng dụng Hiệp ước Basel (mà đặc biệt là Basel II), kinh

nghiệm các nước cho thấy để việc ứng dụng thành công Basel của các ngân hàng phụ thuộc vào một số yếu tố như: Thực trạng hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng; Cân đối chi phí/lợi ích dự tính khi thực hiện Basel; Mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trung ương; Và sự chuẩn bị thực hiện Basel của các ngân hàng cạnh tranh. Việc triển khai ứng dụng Hiệp ước Basel nên phân chia hệ thống NHTM ra thành nhiều nhóm ngân hàng khác nhau theo quy mô vốn, tài sản, hoạt động quốc tế … để từ đó xây dựng lộ trình ứng dụng phù hợp với từng nhóm ngân hàng đó.

Nếu nhìn từ góc độ của 1 ngân hàng trung ương, những yếu tố sẽ được cân nhắc khi chuẩn bị thực hiện Hiệp ước mới bao gồm: Các ưu tiên quốc gia; Mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý và quản lý; Các chuẩn mực kế toán; Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia; Tính lành mạnh trong cơng tác quản trị; Tính kỷ luật thị trường; Mức độ tin cậy của các tổ chức xếp hạng tín dụng; Các vấn đề về cạnh tranh lành mạnh; Sự cạnh tranh với các ngân hàng ngoại; …

Để có thể áp dụng tốt các nguyên tắc đánh giá an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng theo Basel, một trong những yếu tố quan trọng là sự hoạt động hiệu quả của cơ quan giám sát. Để hoạt động thanh tra - giám sát có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng trung ương hiện đại và yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống NHVN, cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hữu hiệu về thể chế, mơ hình tổ chức, cơng nghệ hiện đại, vấn đề nhân lực và phương pháp ứng dụng theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

Yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống NHTMVN là tăng cường thực hiện các giải pháp lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thực hiện các giải pháp tăng vốn tự có của các NHTM để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thơng qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa các NHTMNN, nâng cao chất lượng tài sản có....

1.4. Sự cần thiết phải ứng dụng hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro đối với NHTM Việt Nam

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Basel II nhằm mục tiêu đảm bảo an tồn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Mặc dù việc tiếp cận

Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống NHVN mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM.

Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào tháng 11/2006 đã tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Để hội nhập thành công, các NHTMVN phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn hố cơng tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel II, nhằm lành mạnh trong kinh doanh và tạo sức hấp dẫn trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel II chỉ là một thông lệ quốc tế và việc áp dụng Basel II là khơng bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ các quy định của Basel II. Do vậy, các NHTM Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.

Từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo cam kết, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ kể từ ngày 01/01/2011. Các ngân hàng ngoại hoạt động có tính chun nghiệp cao, danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nội. Trong khi, hệ thống quản trị rủi ro của các NHVN còn yếu, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều hành hoạt động. Cho nên, nếu khơng có chiến lược cụ thể để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro, thì các NHTMVN sẽ khó cạnh tranh với các ngân hàng ngoại.

Thời gian qua, tốc độ phát triển và hội nhập nền kinh tế quá nhanh, với sự góp mặt của các ngân hàng ngoại, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng, quy mô, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tín dụng nhanh... trong khi, hệ thống văn bản pháp quy còn chồng chéo, chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nên việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống NHVN cũng như bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là hết sức cần thiết. Nếu không sớm xây

dựng hệ thống quy định luật pháp chặt chẽ dựa trên thơng lệ quốc tế, thì hệ thống NHVN có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng cịn gói gọn ở thị trường nội địa, nhiều ngân hàng trong nước đã và đang tính tới việc mở rộng hoạt động của mình tại thị trường quốc tế thông qua việc lập chi nhánh, như: BIDV, Sacombank, Agribank, gần đây nhất là Quân Đội và sắp tới có thể là Vietcombank... Muốn vậy, các ngân hàng ngoài việc phải đảm bảo được các u cầu về năng lực tài chính, cịn cần phải tuân theo pháp luật của nước sở tại, hoạt động theo quy chuẩn quốc tế, chứ không thể chỉ thực hiện theo luật pháp và thông lệ của Việt Nam. Đơn cử như kế hoạch của Sacombank tại Trung Quốc buộc phải tạm ngừng do các rào cản kỹ thuật cao của nước sở tại. Do đó, việc áp dụng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế vào hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết trong tiến trình hội nhập của NHVN.

Bên cạnh đó, các chuẩn mực của Basel sẽ giúp cho NHVN có cơ sở để tự rà sốt, đánh giá lại năng lực của mình, xác định được những tồn tại, yếu kém... cũng như nhận thức được những điểm mạnh, để từ đó, có những định hướng trong kinh doanh, trong cải cách, mạnh dạn thực hiện công cuộc cơ cấu lại theo chuẩn mực quốc tế, khắc phục yếu kém, đồng thời, tập trung phát huy những lợi thế vốn có để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như trên khu vực và thế giới. Điều này sẽ góp phần phát triển an tồn và bền vững hệ thống NHVN. Những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu các NHVN phải đổi mới, phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Cải cách là tất yếu, nhưng nếu cải cách quá chậm sẽ khiến chúng ta phải gánh chịu chi phí cơ hội ngày càng lớn và rủi ro đổ vỡ sẽ khơng chờ đợi bất kỳ ai, vì bất cứ ngun nhân gì. Do đó, việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế của Basel II vào hệ thống NHVN là địi hỏi mang tính khách quan, nhằm đảm bảo sự ổn định về tài chính của quốc gia, khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống NHVN cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và lộ trình cụ thể để áp dụng Basel II một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển, tuy nhiên quy định về vốn điều lệ của các ngân hàng ở các nước không giống nhau, nên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp ước Basel I được ban hành năm 1988 nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và cơng bằng. Từ khi ban hành và được sửa đổi phiên bản Basel II và mới nhất là Basel III, các chuẩn mực của Basel đã dần trở thành chuẩn mực quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn mà không chỉ các nước thành viên của Uỷ ban Basel, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ áp dụng.

Các phương pháp đo lường rủi ro của Basel đã dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các NHTM trong công tác quản trị rủi ro, hạn chế tổn thất cũng như giúp cơ quan quản lý trong giám sát hoạt động ngân hàng. Các phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản, IRB nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản … đã dần trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, nhiều NHTM, và các chuyên gia, các nhà quản trị ngân hàng.

Mặc dù Basel II có phương pháp tính tốn, đo lường rủi ro hiện đại, khoa học, thì đó cũng chỉ là cơng cụ hỗ trợ trong quản lý, hạn chế rủi ro mà thôi. Thực tế cho thấy từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, mà mới đây là khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ, mà nguyên nhân từ cho vay thế chấp dưới chuẩn, bong bóng bất động sản mà ra. Do vậy, có thể sẽ có những phiên bản Basel III+, hay IV, V,… nhưng tất cả cũng chỉ để hỗ trợ các NHTM hồn thiện hơn quy trình quản trị rủi ro, giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)