Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng Hiệp ước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

các NHTM Việt Nam

2.3.1. Nguyên nhân từ nội tại hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam

2.3.1.1. Môi trường pháp lý

- Theo quy định của Hiệp ước Basel, để quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các NHTM được lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá đối với từng loại rủi ro sao cho phù hợp với năng lực hiện tại của ngân hàng và được sự đồng ý của cơ quan giám sát. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thực thi các phương pháp đo lường đối với 3 loại rủi ro này. Trong những năm gần đây, chế độ kế toán và CMKT Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số CMKT quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế (IASs/IFRSs) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cịn có những điểm khác nhau rất đáng kể giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.

- Tại Việt Nam, hệ thống CMKT hiện hành do Bộ Tài chính ban hành được Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoảng 95% CMKT quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các TCTD Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50% CMKT quốc tế, do Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành các CMKT về trình bày, ghi nhận và đo lường cơng cụ tài chính.

Theo văn bản số 8598/NHNN-CNH, từ năm 2006, các NHTMNN phải thực hiện kiểm toán BCTC theo CMKT quốc tế, th tổ chức kiểm tốn nước ngồi kiểm toán kết quả hoạt động năm 2005. Bên cạnh đó, các NHTMCP, liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi hoạt động tại Việt Nam được khuyến khích thực hiện kiểm tốn BCTC theo CMKT quốc tế. Từ 2005 đến nay, các NHTMNN thực hiện kiểm toán BCTC theo cả 2 chuẩn mực VAS và IFRS do các ngân hàng này nằm trong Dự án tái cơ cấu lại các NHTMNN do WB tài trợ. Trong khi hầu hết các NHTMCP chỉ thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm theo VAS, trừ một số ngân hàng được WB lựa chọn vào dự án tái cơ cấu hệ thống NHTMVN như Eximbank, Maritime Bank hoặc một số ngân hàng chủ động thực hiện như Techcombank…và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động lâu năm tại Việt Nam như HSBC, ANZ, ...

đều có 2 hệ thống báo cáo sổ sách kế tốn. Việc phải duy trì cả 2 hệ thống sổ sách này gây nên sự tốn kém, lãng phí rất lớn.

Do hệ thống kế toán áp dụng đối với các NHVN mới chỉ tuân thủ khoảng 50% CMKT quốc tế nên kết quả kiểm tốn theo VAS và IAS có sự khác biệt về một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập, dự phịng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu ... Có thể thấy rõ điều này thông qua số liệu BCTC của BIDV năm 2009, 2010 do Ernst & Young Vietnam Limited kiểm toán (Phụ lục 11). Do đó, Bộ Tài Chính đã ban hành Thơng tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính, được áp dụng từ năm 2011 trở đi.

- Về quy định về phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng hiện nay chưa phản ánh đúng chất lượng nợ của các ngân hàng. Việc phân loại nợ theo quyết định 493 và 18 chưa phản ánh trung thực chất lượng nợ, chưa thống nhất trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro. Đồng thời việc quản lý của cơ quan Nhà nước đối với việc các NHTM phân loại nợ mới gặp nhiều khó khăn, khơng thống nhất. Ngun nhân chính là quyết định 493 và 18 không quy định cụ thể đối với một hệ thống XHTD nội bộ nào.

Ngồi một số vấn đề nêu trên, có thể nói mơi trường pháp lý của Việt Nam hiện nay đang trong quá trình xây dựng, cải cách nên còn rất nhiều bất cập, phức tạp, chung chung, nhiều văn bản hướng dẫn, chồng chéo, chưa là nền tảng pháp lý cơ bản cho điều hành hoạt động kinh doanh của hệ thống NHVN, rất khó cho việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là các chuẩn mực của Basel trong điều hành hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro...

2.3.1.2. Hệ thống NHVN chưa đáp ứng điều kiện của Basel II

Ngành ngân hàng nước ta có 3 bất cập chính: Vốn nhỏ, cơng nghệ cịn lạc hậu và trình độ quản lý ngân hàng, đặc biệt là quản lý rủi ro còn sơ khai. Việc ứng dụng CNTT trong các NHVN mới chỉ dừng lại ở việc tăng cường kết nối giao dịch toàn hệ thống, chưa đi kèm với chính sách phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, và chưa có tính đột phá. Các NHTM rất quan tâm đến việc

đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập do quy mơ vốn nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ cao; khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới. Các NHTMNN cịn gặp nhiều khó khăn do bộ máy cồng kềnh, quan hệ cho vay với các doanh nghiệp nhà nước thiếu minh bạch. Hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại do năng lực quản trị của các NHTM cịn nhiều yếu kém.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về rủi ro thất thoát rất tốn kém, vượt quá khả năng của các NHVN, nên phần lớn các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn định tính và định lượng theo Basel II. Do đó, việc áp dụng các phương pháp này địi hỏi phải có thời gian, và các NHVN khơng dễ có thể đáp ứng ngay các điều kiện của Basel II được.

2.3.1.3. Điều kiện hỗ trợ thông tin, chất lượng thông tin và minh bạch thị trường

Các thông tin kinh tế vi mô và vĩ mô luôn rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nói vấn đề thơng tin và chất lượng thơng tin ở Việt Nam hiện nay thật đáng quan ngại. Mặc dù, vấn đề công bố thông tin thời gian gần đây đã được cải thiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, internet, trên các trang web của cơ quan ban ngành, NHNN, Chính phủ… nhưng có một điều, các thơng tin, các cơng bố này có tính cập nhật chưa cao, thường chậm trễ hơn so với diễn biến của thị trường, thiếu tính dự báo. Do đó khơng hỗ trợ nhiều cho các quyết sách có tính chiến lượt, có tính cấp thiết trong từng thời điểm của hoạt động kinh doanh do những biến động liên tục trên thị trường trong và ngoài nước, các trung tâm thơng tin tín dụng cung cấp các thơng tin mang tính chất tham khảo, do chất lượng thơng tin chưa được đánh giá đầy đủ.

Việc cung cấp chậm trễ thơng tin có thể là do NHNN phải tập hợp nhiều số liệu của nhiều đơn vị, nhưng còn một yếu tố khác là hệ thống công nghệ thông tin giữa NHNN và NHTM chưa tương thích. Bên cạnh đó, sự yếu kém của ngành XHTN và đánh giá của Việt Nam làm cho thị trường thiếu minh bạch, thông tin bất cân xứng, tạo sự hoài nghi trên thị trường. Thời gian qua, độ tin cậy kết quả kiểm toán độc lập

BCTC của NHTMVN chưa cao và đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin trên thị trường tài chính.

Với thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, vấn đề thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng, thiếu minh bạch, không được hỗ trợ thông tin một cách đầy đủ là một trong những khó khăn mà NHTMVN gặp phải khi áp dụng hiệp ước Basel, đòi hỏi thời gian chuẩn bị lâu dài cùng với việc cải cách môi trường thông tin.

2.3.1.4. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội bộ IRB được xem là phương pháp tiên tiến của Basel II. Theo đó, các ngân hàng sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số CAR. Do đó, yêu cầu ngân hàng phải duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay trong vịng ít nhất 5 năm trước đó theo đặc điểm, các hệ số tài chính, các đánh giá của các tổ chức xếp hạng, trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng, số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi… Từ những dữ liệu đó, ngân hàng nhập vào một mơ hình định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng… và các mơ hình đó thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Đồng thời, các ngân hàng xác định các thành phần rủi ro PD, LGD, EAD và M. Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ là xu thế tất yếu của các NHTMVN trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính tốn bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu PD, LGD hay EAD ln hết sức phức tạp, địi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các NHTM phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.

Để đạt được những tiêu chuẩn khắc khe này quả là điều không dễ đối với các NHTMVN. Hiện ở Việt Nam, các thơng tin, dữ liệu về rủi ro khơng có sẵn, khơng dễ tiếp cận và khó hiểu. Các dữ liệu về rủi ro tổn thất trước đây rất cần cho việc tính tốn các thơng số rủi ro theo phương pháp IRB; những dữ liệu đó thường khơng

hồn chỉnh, khơng có và thu thập q tốn kém. Đặc biệt việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ tại các ngân hàng riêng lẻ, có thể khơng có các cơ sở dữ liệu đầy đủ về rủi ro tổn thất để xây dựng mơ hình và kiểm định mơ hình. Đồng thời, Việt Nam chưa có các tổ chức tư vấn chun nghiệp để xây dựng mơ hình hiện đại.

2.3.1.5. Thiếu những tổ chức XHTN chuyên nghiệp và vấn đề nhận thức của xã hội.

Theo quy định của Basel II, để xác định được hệ số rủi ro khi tính tốn tài sản điều chỉnh theo rủi ro, cần sử dụng kết quả XHTN đáng tin cậy của tổ chức xếp hạng độc lập hoặc xếp hạng tín dụng nội bộ.

Ở Việt Nam, việc lượng hố quản lý rủi ro vẫn cịn nhiều bất cập. Hiện nay, có các tổ chức XHTN như: CIC, CRC, VietnamCredit, ... Tuy nhiên, các ấn phẩm của các đơn vị này có sự sai khác quá lớn về kết quả xếp hạng, hoặc các thông tin cung cấp ở mức độ đơn giản, chưa đưa được các đánh giá cụ thể về mức độ tín nhiệm, khả năng thanh toán nợ, khả năng, triển vọng của khách hàng. Các phương pháp và mơ hình XHTN phù hợp tiêu chuẩn quốc tế chưa được thực hiện một cách phổ biến, thiếu các tổ chức XHTN độc lập có uy tín... Hiện chỉ mới tập trung xếp hạng các DN tham gia hoạt động tín dụng ở các NHTM, các DN niêm yết trên thị trường chứng khốn. Cũng do chưa có nhiều sản phẩm, cơng cụ đầu tư,… nên việc XHTN các công cụ đầu tư là chưa được chú ý.

Về xếp hạng tín dụng nội bộ: Việc XHTD nội bộ của các NHVN cịn nhiều bất cập,

vẫn cịn tồn tại hình thức “một cỡ cho tất cả”, chưa đồng bộ, chưa theo chuẩn quốc tế, do chưa có một quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, nên dễ dẫn đến mỗi ngân hàng xây dựng và áp dụng hệ thống XHTD nội bộ theo các tiêu chí, quan điểm khơng đồng nhất với các ngân hàng khác, vì mỗi ngân hàng thuê tổ chức tư vấn khác nhau nên có thể sẽ khác nhau về tiêu chí, tỷ trọng...

Bên cạnh đó, vấn đề nhận thức vẫn là rào cản lớn đối với lĩnh vực XHTN, khơng ít đơn vị chưa quen với việc công khai sức khỏe tài chính, chưa thấy tầm quan trọng của việc mua thơng tin về đối tác, thói quen lấy thơng tin theo cách truyền thống. Như vậy, với việc các tổ chức XHTN độc lập chưa đủ uy tín, năng lực hạn chế, các thông tin công bố chưa thật sự tin cậy, trình độ phát triển của ngành thơng tin, dữ

liệu và báo cáo, đánh giá xếp hạng của Việt Nam còn thấp. Việc XHTD nội bộ của các ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa theo chuẩn quốc tế. Và vấn đề xã hội chưa nhận thức được tầm quan trọng của XHTN, thì việc áp dụng phương pháp chuẩn của Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng là điều thật sự khó khăn.

2.3.1.6. Vấn đề về thanh tra, giám sát ngân hàng

Hiện nay, hoạt động giám sát của NHNN vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel, NHNN chưa chuẩn hóa nội dung hướng dẫn công tác giám sát và quản trị rủi ro cho các ngân hàng, vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, cải cách và cịn rất nhiều khó khăn để có thể đi vào thực tiễn, điều đó là do:

* Những nguyên nhân về cơ chế:

- Khn khổ thể chế, pháp lý chưa thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường hoạt động ngân hàng, thiếu sự phối hợp điều tiết giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính, chưa có những quy định rõ ràng về quyền hạn và chức năng xử lý của từng bộ phận. Chưa làm rõ cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

- Chưa có sự phối hợp của các tổ chức thanh tra, giám sát, kiểm tốn: Cơng tác giám sát tổng thể nói chung vẫn chưa xây dựng được một hệ thống hợp tác giữa NHNN và các cơ quan giám sát có liên quan, chia sẻ các thơng tin phù hợp giữa các cơ quan chính thức, cả trong nước và nước ngoài chịu trách nhiệm về sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính; và cần được hỗ trợ bởi các cơ chế bảo vệ tính bảo mật của những thông tin giám sát và đảm bảo là các thông tin này chỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát hiệu quả các tổ chức có liên quan. - Nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực thanh tra giám sát đã chỉ ra, tựu trung xoay quanh về tư duy, nhận thức bất cập và những sự xung đột về lợi ích.

* Nguyên nhân xuất phát từ NHNN

- Nội dung giám sát chưa đầy đủ và toàn diện: Nội dung giám sát trong hoạt động

hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ các ngân hàng cũng như việc đánh giá chiến lược quản trị rủi ro của các ngân hàng. Ngoài ra, nội dung giám sát của NHNN hiện nay cũng chưa toàn diện do các nội dung giám sát chưa được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống ngân hàng.

- Phương pháp giám sát chưa rõ ràng: Phương pháp chủ yếu là thanh tra và kiểm

tra tính tuân thủ của các NHTM đối với các quy định pháp lý, phương pháp này hiện khơng cịn hiệu quả. Cơng nghệ thu thập thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa rất lạc hậu; Chưa có một quy định chung về cách thức giám sát cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)