Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60)

2.2. Việc áp dụng Basel trong các NHTM Việt Nam

2.2.3. Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.

- Về phân loại nợ: Theo 2 quyết định trên, các NHTM thực hiện 2 cách loại nợ:

Theo Điều 6 (phương pháp định lượng) và theo Điều 7 (phương pháp định tính) và đều phân thành 5 nhóm nợ. Nếu áp dụng theo Điều 7 thì việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chỉ được thực hiện sau khi NHNN chấp thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 4 ngân hàng áp dụng phân loại nợ mới theo Điều 7 của Quyết định 493 là BIDV, Agribank, Vietcombank và MB.

- Về tỷ lệ trích lập dự phịng: Quy định các NHTM phải trích lập 2 loại dự phòng:

+ Dự phòng cụ thể: Quy định tỷ lệ trích lập giống nhau cho cả 2 cách phân loại, cụ

thể: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%. Số tiền dự phịng cụ thể được tính theo cơng thức:

R = max {0, (A – C)} x r (2.3)

Trong đó: R: Số tiền dự phịng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tải sản đảm bảo r : Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

+ Dự phòng chung: NHTM thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng

0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

488/2000/QĐ-NHNN5 và công văn 354/CV-CNH thực hiện quyết định 688/2002/QĐ-NHNN, thể hiện nỗ lực nâng tầm hệ thống NHVN của NHNN, tạo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống NHTMVN. Hai văn bản này cho thấy NHNN đã từng bước vận dụng Basel II trong việc cho phép các NHTM lựa chọn phương pháp XHTD nội bộ để phân loại nợ và trích lập dự phịng và cũng đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các NHTM.

Theo quyết định 493, trong thời gian tối đa 3 năm kể từ ngày có hiệu lực (hạn chót tháng 5/2008), các NHTM phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, trên cơ sở đó các NHTM phải trình NHNN chính sách dự phịng rủi ro để được phê duyệt chấp thuận cho áp dụng. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 4 NHTM đã được phê duyệt, số cịn lại chưa biết NHNN có đã có nhắc nhỡ gì chưa? Có thể đang chờ quy định mới.

Tuy nhiên, khi áp dụng Điều 6 hoặc Điều 7, tỷ lệ nợ xấu có sự sai biệt khá lớn. Việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ căn cứ vào lịch sử trả nợ của khách hàng, chứ chưa dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng để đánh giá, xếp hạng. Ngay với hệ thống XHTD nội bộ của các ngân hàng thực hiện phân loại nợ mới (Điều 7), cũng thể hiện sự bất ổn, do các NHTM tự xây dựng hệ thống XHTD nội bộ theo một phương pháp riêng đã tạo nên sự không thống nhất trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro. Đồng thời việc quản lý của cơ quan Nhà nước đối với việc các NHTM phân loại nợ mới gặp nhiều khó khăn, khơng thống nhất. Ngun nhân chính là quyết định 493 và 18 không quy định cụ thể đối với một hệ thống XHTD nội bộ nào.

Với những hạn chế trên, hiện NHNN đang trong quá trình soạn thảo văn bản mới thay thế 493 và 18. Kỳ vọng văn bản mới này sẽ thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

* Về cho vay chứng khoán: NHNN đã ban hành Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN

về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ để đầu tư và kinh doanh chứng khốn, có hiệu lực từ 01/03/2008. Theo đó, các khoản cho vay này thuộc nhóm tài sản “có” có hệ số rủi ro đặc biệt cao là 250%. Quyết định này quy định mức dư nợ cho vay này

không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD. Các TCTD phải đáp ứng đủ một số điều kiện khi cho vay như: ban hành quy định về nghiệp vụ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn. Đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của TCTD; có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 5%...

Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 226/2010/TT-BTC và có hiệu lực 01/04/2011. Theo đó, các cơng ty chứng khốn sẽ áp dụng chế độ giám sát an tồn tài chính mới. Thơng tư này được xây dựng trên nền tảng của Basel II, trong đó vốn và rủi ro là 2 yếu tố chính trong diện kiểm sốt. Thơng tư đã thực hiện một bước tiến đáng kể trong việc giám sát thị trường chứng khốn. Các số liệu phục vụ cơng tác giám sát đã gần hơn với thực tế hoạt động của công ty chứng khốn và sẽ mang lại các cơng cụ hữu ích hơn cho các cơ quan quản lý thị trường. Ngồi ra, Thơng tư này cũng đưa ra khái niệm an tồn hoạt động của các cơng ty chứng khốn: An tồn dưới góc độ rủi ro và khả năng phòng vệ với các rủi ro.

Nhìn chung, hệ thống các quy định của NHNN và các NHTM thể hiện sự quan tâm đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tiếp cận dần các quy định của Hiệp ước Basel tùy theo tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng nói chung và của từng NHTM nói riêng. Tuy nhiên, các văn bản quy định của NHNN và công tác quản trị rủi ro tại các NHTM mới chỉ dừng lại ở cơng tác quản trị rủi tín dụng, chứ chưa đề cấp đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động như quy định của Basel II.

2.2.4. Hoạt động thanh tra, giám sát tại các NHTM Việt Nam

Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với NHTM đến trước 31/12/2010 dựa trên Luật NHNN năm 1997 và quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009. Thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đã đóng một vai trị quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và đã đạt được những kết quả khả quan, như: Khuôn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng được nâng cao; Từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế; Tổ chức giám sát được thực hiện trên cả 2 nội dung là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ theo các nguyên tắc giám sát của quốc tế (nguyên tắc 20

của Basel). Có thể nói, những tiến bộ bước đầu trong hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã góp phần bảo đảm an tồn cho hệ thống các TCTD nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát của NHNN đối với NHTM vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Theo đánh giá của tổ chức CIDA trong khuôn khổ dự án hợp tác về cải cách NHVN thì hoạt động giám sát của NHNN mới chỉ đáp ứng được 6 trong tổng số 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Các nguyên tắc giám sát mà NHNN đã đáp ứng là: việc chuyển đổi quyền sở hữu (nguyên tắc 4), các cuộc sáp nhập lớn (nguyên tắc 5), tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6 - tuy nhiên tỷ lệ này chưa tính theo chuẩn mực quốc tế), giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10), rủi ro thanh khoản (nguyên tắc 14) và kiểm toán, kiểm soát nội bộ (nguyên tắc 17). [5] Phụ lục 10.

Như vậy, bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam chưa được xây dựng đồng bộ và hiệu quả để đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực hiện giám sát hoạt động chồng chéo. Phương pháp thanh tra giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Kiểm tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là nội dung hoạt động chủ yếu, khả năng giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro cịn yếu. Cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng chưa thể đáp ứng Trụ cột 2 của Hiệp ước Basel II cũng như Bộ 25 nguyên tắc Basel về thanh tra, giám sát ngân hàng.

2.2.5. Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, thơng tin có giá trị sống cịn đối với các thành viên của thị trường, sự minh bạch thực sự phải là một bộ lọc mang tính quy chuẩn. Khơng minh bạch, thơng tin bất cân xứng, thị trường sẽ không kiểm sốt được và có thể sớm đổ vỡ. Nhưng ở nước ta, đây là một vấn đề được xem như của tương lai, vì hiện vẫn cịn khá nhiều vấn đề xoay quanh việc minh bạch thông tin. Về mặt pháp lý, Việt Nam hiện có các quy định về cơng khai thơng tin của các NHTM như sau: - Quyết định 1407/2004/QĐ-NHNN và quyết định 09/2006/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 1407. Theo đó, các NHTMCP phải cơng khai các thơng tin trong BCTC

năm (phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập) trên các phương tiện thơng tin đại chúng, có trách nhiệm trả lời chất vấn về các thông tin đã công bố. - Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có cơng văn số 450/UBCK-PTTT, ngày 07/09/2006 về việc công bố thông tin của các NHTMCP khi niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán. Động thái này của Ủy ban chứng khốn Nhà nước nhằm tăng cường tính minh bạch về thơng tin của ngân hàng khi tham gia thị trường chứng khoán, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Như vậy, có thể nhận thấy có sự phân biệt rõ giữa NHTMCP và NHTMNN, chỉ quy định các NHTMCP công khai tài chính, cịn các NHTMNN thì chưa thấy có quy định. Trên thực tế, việc công bố thông tin ra thị trường ở Việt Nam thiếu tính chun nghiệp, nội dung thơng tin báo cáo sơ sài, không đồng nhất.

+ Vấn đề trước tiên là việc công bố thông tin của NHNN, các số liệu thống kê về nền kinh tế do NHNN cơng bố ra thị trường cịn nghèo nàn, thiếu tính cập nhật, cụ thể: số liệu về tín dụng đối với nền kinh tế, huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống NHVN trên trang web của NHNN chỉ có tỷ lệ % so với năm trước mà khơng có con số cụ thể là bao nhiêu, và được đưa lên trang web chậm hơn so với trang web của IMF (số liệu phong phú hơn…). NHNN chưa công khai các chỉ tiêu cơ bản, như: Hệ số an tồn, nợ xấu, cơ cấu tín dụng ... của hệ thống ngân hàng theo định kỳ và NHNN cũng chưa công khai danh sách các ngân hàng chưa đủ vốn theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP và danh sách các ngân hàng được phép bán cổ phần cho các đối tác ngân hàng nước ngoài. NHNN chưa có xếp hạng ngân hàng và cơng bố ra thị trường để cho nhà đầu tư có sự lựa chọn, tránh sự rối loạn, lơi kéo khách hàng, phá giá thị trường như đang diễn ra hiện nay.

Trong lĩnh vực ngoại hối: NHNN đã xây dựng và thực hiện lộ trình cung cấp các

thơng tin cho cơ quan báo chí. Nhưng đối với dự trữ ngoại hối quốc gia, vấn đề trước nay rất hiếm khi được cơng bố chính thức và việc cơng khai khơng chỉ phụ thuộc vào NHNN. Ở nhiều nước, số liệu dự trữ ngoại hối được cơng bố là rất bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thống đốc NHNN sẽ phải cùng với các Bộ trưởng bàn bạc, xem xét tình hình, từ đó báo cáo với Thủ tướng để xem xét cơng bố chính

thức. Về mức độ độc lập của ngân hàng trung ương, khác với các quốc gia khác, NHNN Việt Nam là một bộ phận của Chính phủ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật NHNN năm 2010, cơ quan này vẫn có được vai trị độc lập và tự chủ nhất định trong việc điều hành chính sách.

Trong điều hành tỷ giá: Trong những năm qua, tỷ giá hối đoái, giá vàng trên thị

trường tự do luôn diễn biến phức tạp, ln tồn tại tình trạng hai giá, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý xã hội. Có những thời điểm tỷ giá căng thẳng, trong khi người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư mất phương hướng trước những biến động, không tiên liệu được tỷ giá thì họ vẫn chưa nhận được những thơng tin chính thống từ phía cơ quan quản lý chun ngành. Ngược lại, những thơng tin ngồi lề, đồn thổi lại quá nhiều, gây tâm lý hoang mang khiến tỷ giá càng diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt. + Về phía các NHTM, việc cung cấp thơng tin ra thị trường mỗi ngân hàng làm mỗi khác, thiếu tính chun nghiệp, khơng đồng nhất, các chỉ số cung cấp chưa theo chuẩn quốc tế, các thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng và có thể khác so với số liệu sau kiểm toán. Theo quy định hiện hành, các NHTM chỉ cung cấp các số liệu trong BCTC và báo cáo kết quả kinh doanh, chưa quy định công khai cơ cấu vốn, các chỉ số rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, cơ cấu rủi ro, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro, phương pháp tính tốn cho mỗi chỉ số...

Đặc biệt, có thể nói rằng chưa bao giờ hệ thống ngân hàng lại kém minh bạch và méo mó như những tháng đầu năm 2011. Các chỉ số không cịn độ chính xác cao và đáng tin cậy (chẳng hạn mức lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tín dụng và tăng trưởng tín dụng). Thực tế, bất chấp quy định về trần lãi suất 14%, người gửi tiền được mặc cả lãi suất, lãi suất huy động VND của nhiều ngân hàng lên trên mức 20% bằng nhiều cách khác nhau và tìm cách hợp thức hóa mức lãi suất vượt trần. Lãi suất thị trường liên ngân hàng trên 20%, trong khi cấm các ngân hàng vay với lãi suất trên 14%. Từ thực trạng trên có thể nhận thấy, các NHVN chưa thể hiện được tính kỷ luật của thị trường, thơng tin thiếu minh bạch, chưa đáp ứng được các yêu cầu theo Trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II về việc minh bạch các thơng tin về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các đánh giá phân tích rủi ro...

2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong các NHTM Việt Nam các NHTM Việt Nam

2.3.1. Nguyên nhân từ nội tại hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam

2.3.1.1. Môi trường pháp lý

- Theo quy định của Hiệp ước Basel, để quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các NHTM được lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá đối với từng loại rủi ro sao cho phù hợp với năng lực hiện tại của ngân hàng và được sự đồng ý của cơ quan giám sát. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thực thi các phương pháp đo lường đối với 3 loại rủi ro này. Trong những năm gần đây, chế độ kế tốn và CMKT Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số CMKT quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế (IASs/IFRSs) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cịn có những điểm khác nhau rất đáng kể giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.

- Tại Việt Nam, hệ thống CMKT hiện hành do Bộ Tài chính ban hành được Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoảng 95% CMKT quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các TCTD Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50% CMKT quốc tế, do Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60)