Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 66)

2.2. Việc áp dụng Basel trong các NHTM Việt Nam

2.2.5. Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, thơng tin có giá trị sống cịn đối với các thành viên của thị trường, sự minh bạch thực sự phải là một bộ lọc mang tính quy chuẩn. Không minh bạch, thông tin bất cân xứng, thị trường sẽ khơng kiểm sốt được và có thể sớm đổ vỡ. Nhưng ở nước ta, đây là một vấn đề được xem như của tương lai, vì hiện vẫn còn khá nhiều vấn đề xoay quanh việc minh bạch thơng tin. Về mặt pháp lý, Việt Nam hiện có các quy định về cơng khai thơng tin của các NHTM như sau: - Quyết định 1407/2004/QĐ-NHNN và quyết định 09/2006/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 1407. Theo đó, các NHTMCP phải cơng khai các thông tin trong BCTC

năm (phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập) trên các phương tiện thơng tin đại chúng, có trách nhiệm trả lời chất vấn về các thông tin đã công bố. - Ủy ban chứng khốn Nhà nước đã có cơng văn số 450/UBCK-PTTT, ngày 07/09/2006 về việc công bố thông tin của các NHTMCP khi niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán. Động thái này của Ủy ban chứng khốn Nhà nước nhằm tăng cường tính minh bạch về thông tin của ngân hàng khi tham gia thị trường chứng khoán, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Như vậy, có thể nhận thấy có sự phân biệt rõ giữa NHTMCP và NHTMNN, chỉ quy định các NHTMCP cơng khai tài chính, cịn các NHTMNN thì chưa thấy có quy định. Trên thực tế, việc công bố thông tin ra thị trường ở Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung thông tin báo cáo sơ sài, không đồng nhất.

+ Vấn đề trước tiên là việc công bố thông tin của NHNN, các số liệu thống kê về nền kinh tế do NHNN cơng bố ra thị trường cịn nghèo nàn, thiếu tính cập nhật, cụ thể: số liệu về tín dụng đối với nền kinh tế, huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống NHVN trên trang web của NHNN chỉ có tỷ lệ % so với năm trước mà khơng có con số cụ thể là bao nhiêu, và được đưa lên trang web chậm hơn so với trang web của IMF (số liệu phong phú hơn…). NHNN chưa công khai các chỉ tiêu cơ bản, như: Hệ số an tồn, nợ xấu, cơ cấu tín dụng ... của hệ thống ngân hàng theo định kỳ và NHNN cũng chưa công khai danh sách các ngân hàng chưa đủ vốn theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP và danh sách các ngân hàng được phép bán cổ phần cho các đối tác ngân hàng nước ngồi. NHNN chưa có xếp hạng ngân hàng và cơng bố ra thị trường để cho nhà đầu tư có sự lựa chọn, tránh sự rối loạn, lơi kéo khách hàng, phá giá thị trường như đang diễn ra hiện nay.

Trong lĩnh vực ngoại hối: NHNN đã xây dựng và thực hiện lộ trình cung cấp các

thơng tin cho cơ quan báo chí. Nhưng đối với dự trữ ngoại hối quốc gia, vấn đề trước nay rất hiếm khi được cơng bố chính thức và việc cơng khai khơng chỉ phụ thuộc vào NHNN. Ở nhiều nước, số liệu dự trữ ngoại hối được cơng bố là rất bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thống đốc NHNN sẽ phải cùng với các Bộ trưởng bàn bạc, xem xét tình hình, từ đó báo cáo với Thủ tướng để xem xét cơng bố chính

thức. Về mức độ độc lập của ngân hàng trung ương, khác với các quốc gia khác, NHNN Việt Nam là một bộ phận của Chính phủ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật NHNN năm 2010, cơ quan này vẫn có được vai trị độc lập và tự chủ nhất định trong việc điều hành chính sách.

Trong điều hành tỷ giá: Trong những năm qua, tỷ giá hối đoái, giá vàng trên thị

trường tự do luôn diễn biến phức tạp, ln tồn tại tình trạng hai giá, ảnh hưởng khơng nhỏ tới tâm lý xã hội. Có những thời điểm tỷ giá căng thẳng, trong khi người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư mất phương hướng trước những biến động, không tiên liệu được tỷ giá thì họ vẫn chưa nhận được những thơng tin chính thống từ phía cơ quan quản lý chuyên ngành. Ngược lại, những thơng tin ngồi lề, đồn thổi lại q nhiều, gây tâm lý hoang mang khiến tỷ giá càng diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt. + Về phía các NHTM, việc cung cấp thông tin ra thị trường mỗi ngân hàng làm mỗi khác, thiếu tính chuyên nghiệp, không đồng nhất, các chỉ số cung cấp chưa theo chuẩn quốc tế, các thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng và có thể khác so với số liệu sau kiểm toán. Theo quy định hiện hành, các NHTM chỉ cung cấp các số liệu trong BCTC và báo cáo kết quả kinh doanh, chưa quy định công khai cơ cấu vốn, các chỉ số rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, cơ cấu rủi ro, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro, phương pháp tính tốn cho mỗi chỉ số...

Đặc biệt, có thể nói rằng chưa bao giờ hệ thống ngân hàng lại kém minh bạch và méo mó như những tháng đầu năm 2011. Các chỉ số khơng cịn độ chính xác cao và đáng tin cậy (chẳng hạn mức lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tín dụng và tăng trưởng tín dụng). Thực tế, bất chấp quy định về trần lãi suất 14%, người gửi tiền được mặc cả lãi suất, lãi suất huy động VND của nhiều ngân hàng lên trên mức 20% bằng nhiều cách khác nhau và tìm cách hợp thức hóa mức lãi suất vượt trần. Lãi suất thị trường liên ngân hàng trên 20%, trong khi cấm các ngân hàng vay với lãi suất trên 14%. Từ thực trạng trên có thể nhận thấy, các NHVN chưa thể hiện được tính kỷ luật của thị trường, thông tin thiếu minh bạch, chưa đáp ứng được các yêu cầu theo Trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II về việc minh bạch các thơng tin về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các đánh giá phân tích rủi ro...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 66)