Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

1.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. [3]

Trong hoạt động của các NHTM thường phát sinh những rủi ro sau:

- Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân

hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ, trả nợ không đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi cho ngân hàng.

- Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc khơng có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

- Rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng,

quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.

- Rủi ro tỷ giá hối đối là rủi ro phát sinh trong q trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. - Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. [3]

- Rủi ro trạng thái vốn thường xảy ra dưới hai hình thức: Rủi ro thiếu vốn và rủi

ro thừa vốn. Thừa vốn là tình trạng vốn tồn đọng ở quỹ nghiệp vụ, bao gồm cả quỹ thanh toán tiến gửi ở NHNN, quỹ tiền mặt, quỹ dự trữ của ngân hàng. Thiếu vốn là tình trạng xuất hiện trong các bộ phận thanh toán của ngân hàng.

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro: Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, gồm: Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng; Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng; Và các nguyên nhân khách quan có liên quan đến mơi trường hoạt động kinh doanh.

Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế - xã hội: Rủi ro sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng: Mất vốn khi cho vay, gia tăng

chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản; Khiến ngân hàng thua lỗ, phá sản, sẽ ảnh hưởng đến những khách hàng gửi và vay tiền… làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Từ đó có thể làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp, sẽ kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nước, trong khu vực; Ngoài ra rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế thế giới.

1.2.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Theo quan điểm kinh doanh ngân hàng hiện đại, cho rằng cần quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách tồn diện. Theo đó, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các bước: Nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro. [3]

Công tác quản trị rủi ro ngân hàng bao gồm các nội dung sau:

- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động và tồn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm sốt và tài trợ rủi ro thích hợp.

- Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Trên cơ sở đó, tác động đến các nguyên nhân nhằm thay đổi chúng, tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

- Đo lường rủi ro: cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro, thường sử dụng cả 2 tiêu chí: Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro – mức độ nghiêm trọng của tổn thất. - Kiểm sốt – Phịng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng.

- Tài trợ rủi ro, khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Sau đó, cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp (như: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro). [3] Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó bao gồm 9 nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nguyên tắc chấp nhận rủi ro;

+ Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép;

+ Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt;

+ Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập; + Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; + Nguyên tắc hiệu quả kinh tế;

+ Nguyên tắc hợp lý về thời gian;

+ Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng; + Nguyên tắc chuyển đẩy các rủi ro không cho phép.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)