Hiệp ước Basel III

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)

1.1. Tổng quan về Hiệp ước Basel

1.1.5. Hiệp ước Basel III

Với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính, ngày 12/09/2010, Ủy ban Basel nhóm họp tại Basel (Thụy Sỹ) đã chính thức đồng ý về chuẩn Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này. Basel III lần đầu tiên được đề xuất vào tháng 12/2009, và được sửa đổi vào tháng 7/2010. Những cải cách vốn này, cùng với sự ra đời của tiêu chuẩn thanh khoản toàn cầu, đưa ra vấn đề cốt lõi của chương trình cải cách tài chính tồn cầu. Sau đây là những thay đổi chính:

- Định nghĩa về vốn: Theo Basel III, hệ số CAR vẫn giữ ở mức 8%, vốn chủ sở

hữu (vốn cấp 1) được nâng từ 4% lên 6%. Tỷ lệ này sẽ được thiết lập ở mức 4,5% vào ngày 01/01/2013; 5,5% vào ngày 01/01/2014 và 6% vào ngày 01/01/2015. Trong 6% vốn cấp 1 có 4,5% là vốn cổ phần thường, tỷ lệ này sẽ được thiết lập ở mức 3,5% vào ngày 01/01/2013; 4% ngày 01/01/2014 và 4,5% ngày 01/01/2015. Tỷ lệ vốn cổ phần thường mới sẽ được tính sau khi có lộ trình chuyển đổi nhất định, trong khoảng từ 01/01/2014 đến 01/01/2018. Trong giai đoạn chuyển tiếp, tỷ lệ ngày càng tăng của các khoản khấu trừ sẽ được tính từ vốn cổ phần thường cho mục đích tính tốn tỷ lệ vốn cổ phần thường cấp 1, trong khi đó, khơng loại trừ sẽ tiếp tục thực hiện theo quy tắc quốc gia.

Ngoài ra, các ngân hàng phải duy trì vốn đệm dự phòng 2,5% để làm giảm các khoản lỗ trong giai đoạn căng thẳng tài chính và kinh tế trong tương lai. Các ngân hàng phải có vốn cổ phần thường tối thiểu bằng 7% các tài sản có trọng số rủi ro, trong đó: 4,5% vốn cổ phần thường và 2,5% vốn đệm dự phòng. Thời kỳ áp dụng trong khoảng từ 01/01/2016 đến 01/01/2019. Trong thời kỳ chuyển đổi, các ngân hàng được khuyến khích áp dụng ngay khi có thể, có thể ngắn hơn.

- Vốn đệm dự phòng hiệu ứng chu kỳ: Ủy ban đã đồng ý về Vốn đệm dự phòng

hiệu ứng chu kỳ, được thực hiện trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng quá mức, các ngân hàng có thể duy trì bổ sung 2,5% vốn cổ phần thường hoặc vốn dự phòng tổn thất khác. Vốn đệm này dự kiến áp dụng trong trường hợp hiếm hoi duy nhất, ước tính xảy ra từ 10-20 năm/1 lần. Mức vốn này từ 0% đến 2,5%.

Theo Basel III, tổng tỷ số vốn tối thiểu ở mức 8%. Tuy nhiên, việc bổ sung vốn đệm dự phòng làm tăng tổng số vốn của ngân hàng phải duy trì lên đến 10,5% các tài sản có trọng số rủi ro, trong đó 8,5% phải là vốn cấp 1, vốn cấp 1 trở thành hình thức vốn chủ yếu của tổng vốn ngân hàng [22]. Quy mô vốn thể hiện qua sau:

Bảng 1.3: Kích cỡ của cấu trúc vốn – Yêu cầu vốn và vốn đệm

Vốn cổ phần thường

(sau khi khấu trừ) Vốn cấp 1 Tổng vốn

Tối thiểu 4,5 % 6,0 % 8,0%

Vốn đệm dự phòng 2,5%

Tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng 7,0% 8,5% 10,5%

Vốn dự phòng chống hiệu ứng

chu kỳ 0 – 2,5%

Nguồn: http://www.bis.org/press/p100912.pdf- Annex 1 - Press release, 12/9/2010 [21]

Basel III, buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với mức 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng năm 2009.

- Tỷ lệ đòn bẩy: Trong khi tỷ lệ vốn cho phép các ngân hàng ấn định tỷ trọng tài

sản dựa trên rủi ro, tỷ lệ đòn bẩy sẽ nhằm vào những tài sản chưa đánh giá rủi ro, sẽ được điều khiển như một chặng cuối (rơ-le) (backstop) cho các đo lường rủi ro cơ sở. Tỷ lệ đòn bẩy thử nghiệm ở mức tối thiểu là 3% vốn cấp 1 trong thời gian chạy song song, nghĩa là tổng tài sản ngân hàng không vượt quá 33 lần vốn cấp 1, kể cả những chứng khốn có thể giúp ngân hàng trang trải các khoản lỗ đột xuất. Dựa trên kết quả của thời kỳ chạy song song, các điều chỉnh cuối cùng sẽ được thực hiện trong nửa đầu năm 2017 nhằm chuyển đổi sang cách đối xử trụ cột 1 vào ngày 01/01/2018 dựa trên đánh giá và chuẩn phù hợp. [27]

- Tỷ lệ thanh khoản: Ủy ban công bố 2 tỷ lệ thanh khoản: Tỷ lệ thanh khoản gộp và Tỷ lệ cấp vốn ổn định ròng, mỗi tỷ lệ sẽ trải qua thời gian quan sát khi giới thiệu như những tiêu chuẩn tối thiểu. Giai đoạn quan sát tỷ lệ thanh khoản gộp bắt đầu vào năm 2011, và có hiệu lực vào 01/01/2015. Trong giai đoạn quan sát, tỷ lệ cấp vốn ổn định ròng sẽ bắt đầu vào năm 2012, và có hiệu lực vào 01/01/2018.

- Vốn cổ phần thường: Dựa trên kết quả nghiên cứu tác động sơ bộ của Ủy ban

Basel ngày 31/12/2009, các ngân hàng lớn cần tăng một lượng vốn bổ sung đáng kể để đáp ứng tiêu chuẩn vốn, trong khi các ngân hàng nhỏ hơn phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu. [21] Các sắp xếp chuyển đổi tham khảo Phụ lục 7.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước an toàn vốn BASEL trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)