2.3. Đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây
2.3.5. Nhận xét, đánh giá chung
Qua phân tích cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư với tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Cả đầu tư khu vực cơng và đầu tư khu vực tư đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong đó, đầu tư cơng có tác động ít hơn đầu tư của khu vực tư. Đây là vấn đề mà chúng ta hồn tồn có thể lý giải và chấp nhận được là do phần lớn đầu tư của khu vực công tập trung cho các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, vốn đầu tư lớn, khả năng sinh lời thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xem xét và tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng dần hiệu quả của đầu tư công cũng như tăng dần tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Kết luận chương 2
Với những đặc thù và những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt của tỉnh Tây Ninh, cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự nổ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lịng của người dân; trong thời gian qua Tây Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần thực hiện tốt chính sách phát triển bền vững chung của cả nước; cụ thể: Tây Ninh đã giữ vững được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi đúng hướng, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, thu hút được lượng lớn nhà đầu tư, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế đều phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xố đói giảm nghèo, … .
Có nhiều nguyên nhân, nhiều nhân tố góp phần làm nên những thành tựu này, trong đó phải kể đến nhân tố đầu tư của khu vực công. Điều này đã được chứng minh rõ trong Chương 2 của luận văn này. Đặc biệt, qua đánh giá bằng phương pháp định lượng, Chương 2 đã mô tả tác động của đầu tư công đến GDP của tỉnh trong giai đoạn 1995-2010 bằng những con số cụ thể với độ tin cậy chấp nhận được.
Thực trạng và cơ cấu đầu tư của tỉnh Tây Ninh qua các giai đoạn nhìn chung rất phù hợp với lý thuyết đầu tư trình bày ở Chương 1, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố, quy mơ chi đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, hệ số ICOR khu vực cơng cịn cao, tác động của đầu tư cơng cịn hạn chế so với tác động của đầu tư khu vực tư, điều này gợi cho các nhà lãnh đạo suy nghĩ phải xem xét lại chính sách và cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn tới sao cho đạt hiệu quả hơn, tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong tương lai.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Từ phân tích thực trạng và kết quả kiểm định tác động đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở Chương 2 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Với mục tiêu “… Phấn đấu đến năm 2015, đưa Thị Xã Tây Ninh trở thành đô thị loại III và đến năm 2020 tỉnh Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp….”1, tỉnh đã chủ trương “Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu … ” 2, trong đó vốn đầu tư cơng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chiến lược này. Tuy vậy, hệ số ICOR trong lĩnh vực đầu tư cơng cịn cao, đầu tư cịn kém hiệu quả. Do đó, cần có những giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cần thiết.