0 20 40 60 80 100 % 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Thời kỳ
Cơ cấu đầu tư qua các thời kỳ
Khu vực công Khu vực tư
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính toán của tác giả
1 Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005-2010, trang 60.
Xét riêng đầu tư của khu vực tư trong giai đoạn 2001-2010 ta thấy, mặc dù tỷ trọng đầu tư trong 2 thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010 ổn định ở mức 70%, trong khi tỷ trọng của DN ngoài quốc doanh giảm từ 15,44% xuống 10,02%, tỷ trọng đầu tư của dân cư vẫn duy trì ở mức 31,81%-31,97% thì khu vực ĐTNN có tỷ trọng đầu tư tăng khá, từ 22,63% (2001-2005) tăng lên 28,07% (2006-2010). Có thể nói, 2006-2010 là giai đoạn mà tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh có những bước ngoặc mới. Trong 5 năm đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 117 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 370,4 triệu USD, đặc biệt là có đến 100 dự án tăng vốn 251,5 triệu USD. Đây là kết quả của chính sách hợp tác phát triển, cải thiện mơi trường đầu tư mà tỉnh đã triệt để thực hiện trong thời gian qua.
Nhìn chung, bằng các biện pháp hồn thiện mơi trường đầu tư phát triển trong những năm qua đã khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư đúng hướng, hợp lý theo các mục tiêu phát triển trọng tâm. Vốn ngân sách, vốn ODA tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình phúc lợi cơng cộng và hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả; vốn doanh nghiệp, nhân dân, vốn FDI đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện giảm dần đầu tư công và tăng dần đầu tư của khu vực tư phục vụ cho việc phát triển toàn diện kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.2.2.2 Cơ cấu đầu tư công trên địa bàn
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay, ngay từ những năm đổi mới tỉnh Tây Ninh đã chủ trương đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đang ở trong tình trạng yếu kém, tỉnh đã coi việc phát triển kết cấu hạ tầng là một khâu đột phá để phát triển địa phương và chuẩn bị cho các bước cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá cùng cả nước, chủ trương này đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thể chế hố các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Tây Ninh đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát triển kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực, tỉnh đã vận dụng nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chính sách xã hội hố, khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách tập trung vào việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng xã hội… .
Bảng 2.4. Vốn đầu tư công qua các giai đoạn
Giai đoạn
1996-2000 2001-2005 2006-2010
Vốn đầu tư công (Tỷ đồng) 1.105 3.663 11.300
Ngân sách NN 909 2.324 6.669
Vốn DNNN 196 1.339 4.631
Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00
Ngân sách NN 82,30 63,46 59,02
Vốn DNNN 17,70 36,54 40,98
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả
Giai đoạn 1996-2000, đầu tư cơng đạt 1.105 tỷ đồng, trong đó, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 196 tỷ đồng và đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 909 tỷ đồng, chiếm 31,7% chi ngân sách nhà nước và đạt tỷ trọng 82,3% vốn đầu tư công. Vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn này tập trung củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng: nâng cấp và làm mới hơn 700 km đường giao thơng chính, trong đó có 300 km đường nhựa và bê tông nhựa, 400 km đường sỏi đỏ; 550 m dài cầu bê tông cốt thép; xây mới kênh mương và hồn thành việc nâng cấp, khơi phục năng lực tưới tiêu chủ động cho 45.000 ha đất canh tác; xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy nước; kéo thêm 800 km đường
điện trung, hạ thế, 100% xã có điện lưới, nâng số hộ sử dụng điện từ 47% (1995) lên 70% (2000); nâng cấp và xây dựng mới 1.700 phòng học; cải tạo, xây dựng và nâng cấp bệnh viện Đa khoa tỉnh và nhiều bệnh viện ở huyện, thị, trạm y tế xã; … .
Giai đoạn 2001-2005, đầu tư công đạt 3.663 tỷ đồng, tăng bình quân 31,93%/năm, mặc dù tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (63,46%), còn lại 36,54% là đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Chi đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 30,5% tổng chi ngân sách địa phương, tập trung vào kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhằm tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư. Trong đó, đầu tư mạnh vào đường sá (32%), giáo dục đào tạo (16%), nông nghiệp - thủy lợi (15 %), y tế (7%), … . Những kết quả đạt được nổi bậc trong giai đoạn này là: nâng cấp và làm mới 3.000 km đường giao thơng, 93/95 xã có đường nhựa tới trung tâm xã; xây dựng 700 mét cầu bê tông cốt thép; kiên cố hóa 200 km kênh thủy lợi; xây dựng trên 500 km đường điện trung thế và hạ thế; tăng công suất cấp nước đô thị và khu công nghiệp lên 9.000 m3/ngày; xây dựng 1.000 phịng học; đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng rừng, hỗ trợ phát triển 20 xã biên giới làm thay đổi đáng kể tình hình các mặt ở vùng nơng thôn, biên giới.