Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 55 - 62)

Ninh

2.2.3.1 Kết quả đạt được

Ä Về kinh tế

Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, chất lượng tăng trưởng được nâng dần. Tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các giai đoạn: 13,5%/năm (1996-2000), 14,03%/năm (2001-2005) và 14,16%/năm (2006-2010). Trong 15 năm (1996-2010), GDP bình quân đầu người tăng bình quân 18,3%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy, khai thác ngày càng tốt hơn lợi thế trong từng ngành, từng lĩnh vực. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP tăng từ 16,97% (1995) lên 21,01% (2000), lên 26,08% (2005) và lên 29,86% vào năm 2010; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,83% (1995), 43,53% (2000), 41,21% (2005), xuống còn 38,07% năm 2010.

Ä Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân chú ý đầu tư. Hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh được hoàn thiện hơn; bước đầu cải thiện được môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, điều kiện sống của khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Song do nguồn lực có hạn nên hệ thống hạ tầng mặc dù được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và đều khắp.

Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ ở Tây Ninh phân bố tương đối đồng đều. Hầu hết các tuyến đường chính xuất phát từ Thị Xã Tây Ninh lan tỏa đi các huyện trên địa bàn.

Mạng lưới đường bộ của tỉnh hiện nay có 2 tuyến quốc lộ, 39 tuyến tỉnh lộ và 218 tuyến huyện lộ. Đường giao thông nông thôn đã phát triển rộng khắp trên địa bàn:

- Đường quốc lộ (do Trung ương quản lý)

Quốc lộ 22 là tuyến đường Xuyên á nối quốc lộ 1A từ TP Hồ Chí Minh đi Tây Ninh qua cửa khẩu Mộc Bài sang Campuchia. Phần chạy qua địa phận Tây Ninh dài 28,5 km, điểm đầu tại Suối Sâu huyện Trảng Bàng, điểm cuối tại cửa khẩu Mộc Bài (huyện Bến Cầu). Đây là tuyến đường huyết mạch lưu thông của quốc gia cũng như của tỉnh, nó có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối với tỉnh Tây Ninh. Quốc lộ 22 trong thời gian qua đã được xây dựng, hiện toàn bộ mặt đường đã được phủ bê tông nhựa hoặc thấm nhập nhựa và sẽ được tiếp tục đầu tư nâng cấp trong tương lai.

Quốc lộ 22B nối từ quốc lộ 22 tới cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia với chiều dài 87,6 km. Đây cũng là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của cả quốc gia và của tỉnh. Hiện đang được nâng cấp với 2 làn xe; các đoạn đi qua thị trấn đạt 4 làn xe.

- Đường tỉnh lộ

Mạng lưới giao thông tỉnh lộ được phân bổ đều trong các huyện, tạo ra các trục giao thơng chính phù hợp với địa hình, đáp ứng cho việc lưu thơng hàng hóa cũng như u cầu phát triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 39 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 716,6 km, chất lượng tương đối tốt, phần lớn mặt đường đã được rải nhựa, chỉ còn khoảng 13,9% là mặt đường cấp phối.

- Đường huyện lộ

Hiện Tây Ninh có 218 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài 1.031,3 km, chiếm 21,86% tổng chiều dài tồn mạng giao thơng đường bộ của tỉnh. Các tuyến đường này chủ yếu là đường cấp phối (60%) và đường đất (19,3%), còn lại 20,7% là các tuyến đường được thảm nhựa và bê tông nhựa, chủ yếu là đường nội thị và các đầu mối vào các thị trấn của huyện.

Đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 2.859,96 km, chiếm 61,4% tổng chiều dài toàn mạng giao thông đường bộ của tỉnh. Các tuyến đường này chỉ có một số ít là đường cấp phối hay trải nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất. Hầu hết các tuyến đường này đều chưa đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn theo quy định.

F Mạng bưu chính, viễn thơng

Mạng bưu chính, viễn thơng trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, tiếp cận với các công nghệ mới, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ bưu chính, viễn thơng phát triển.

Mạng viễn thông đã chuyển sang hệ thống công nghệ số từ năm 1994 và đến 31/12/2008 đã hồn thành sử dụng cơng nghệ này. Đến cuối năm 2010, toàn mạng có 548 trạm thu phát sóng, gấp 8,8 lần so với năm 2005; phương thức truyền dẫn chủ yếu là cáp quang và hiện mạng di động đã phủ sóng 9/9 huyện thị trong tỉnh.

Mạng Internet đã được đầu tư mở rộng. Tổng số dung lượng lắp đặt Internet băng rộng ADSL đến tháng 12/2010 là 34.200 cổng, tạo điều kiện mở rộng qui mô sử dụng.

Mạng bưu chính được đầu tư phương tiện, đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân dân và các ngành kinh tế xã hội. Đến cuối năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 154 điểm giao dịch, trong đó có 24 bưu cục, 94 điểm bưu điện văn hóa xã, 33 đại lý bưu điện, … .

F Cung cấp điện năng

Hệ thống cung cấp điện trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư và phát triển nhanh chóng. Hiện trên địa bàn tỉnh có 140 trạm biến áp, trong đó có 9 trạm 110 KV, 1 trạm 220 KV. Các trạm biến áp được bố trí đều khắp và gắn với sự hình thành, phát triển các trọng điểm kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, 100% số xã, phường trong tồn tỉnh có điện lưới quốc gia và đã có 99% hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia (năm 2000 tỷ lệ này chỉ đạt 70%). Các chỉ số trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây về hệ thống cung cấp điện trên địa bàn tỉnh.

F Hệ thống thủy lợi

Tây Ninh là một tỉnh nông nghiệp, thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, góp phần tăng diện tích, tăng năng suất và hiệu quả cây trồng nông nghiệp. Nhận thức được như vậy, trước năm 2000, Tây Ninh đã tập trung cao độ vào xây dựng hệ thống thủy lợi, bước đầu đã và đang phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân. Đến năm 2010, diện tích tưới phục vụ sản xuất đạt bình qn 93.424 ha/năm; riêng cơng trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng cấp nước tưới phục vụ nông nghiệp của Tây Ninh khoảng 78.830 ha; hệ thống tiêu nước phục vụ nơng nghiệp ngồi vùng hồ Dầu Tiếng có 26 tuyến với tổng chiều dài 166,1 km, đảm bảo tưới cho 12.525 ha và tiêu úng cho 30.543 ha.

F Hệ thống cấp nước

Hệ thống cung cấp nước sạch phát triển khá nhanh trong những năm qua, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Đến nay, hệ thống cấp nước sạch và sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung tại các trung tâm như Thị Xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Thị trấn Gò Dầu và Thị trấn Trảng Bàng với tổng công suất thiết kế 22.500 m3/ngày-đêm, đảm bảo

nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt (100% dân số đô thị sử dụng nước sạch). Bên cạnh đó, với 37 hệ thống cấp nước tập trung cung cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư nông thôn ở các xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và trên 119.600 giếng khoan tay khai thác nước ở tầng nông đã đảm bảo 96% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (chỉ tiêu này năm 2000 chỉ đạt 40%).

2.2.3.2 Hạn chế trong đầu tư công của tỉnh

Ø Bố trí đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa mang tính đột phá.

Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung cao theo cơ cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn đều trên tất cả các lĩnh vực do xuất phát điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp nên nhu cầu đầu tư các ngành đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Kết quả cuối cùng là việc đưa ra lựa chọn các dự án cần thực hiện chủ yếu phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người có thẩm quyền nhiều hơn là dựa trên các lý luận, tính tốn một cách hợp lý. Hiện tại các dự án đầu tư của tỉnh còn quá sơ sài, cịn nhiều nhược điểm, chưa có dự án đầu tư cơng nào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.

Ø Nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn cân đối ngân sách tỉnh cho đầu

tư phát triển còn hạn hẹp.

Nguồn thu xổ số kiến thiết sử dụng theo đúng quy định tại Nghị quyết số 68/2006/NQ-QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội, không được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, chỉ phân bổ và sử dụng số thu này cho các cơng trình, dự án phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các cơng trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng vốn đầu tư của địa phương (vì nguồn thu từ xổ số kiến thiết chiếm gần 20% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh), trong khi đó nguồn cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển cịn hạn hẹp, vì thế tỉnh rất khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư các dự án bức xúc, các cơng trình trọng điểm theo kế hoạch đề ra, nhất là các dự án về giao thông, về phát triển kinh tế của tỉnh.

Ø Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao, thể hiện qua hệ số ICOR

ln cao hơn ICOR chung của tồn tỉnh và khu vực tư.

Biểu đồ 2.6. Hệ số ICOR từng khu vực

0,97 1,69 0,68 2,49 4,61 2,07 2,52 3,63 2,22 - 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 5,00 ICOR (%) 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Thời kỳ Hệ số ICOR

Tồn tỉnh Khu vực cơng Khu vực tư

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả 1

Kết quả cho thấy là hệ số ICOR chung trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng dần qua các giai đoạn: 0,97 (1996-2000), lên 2,49 (2001-2005) và lên 2,52 (2006-2010), điều này cho thấy hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm: nếu như trong giai đoạn 2001-2005 để tăng 1 đồng GDP thì vốn đầu tư phải bỏ ra là 2,49 đồng, thì trong giai đoạn 2006-2010 cần đến 2,52 đồng vốn đầu tư để tạo thêm 1 đồng GDP. Cũng qua các giai đoạn này,

1 Cơng thức tính ICOR trong giai đoạn nhiều năm: ICOR = (Tỉ lệ VĐT/GDP bình quân hàng năm) / (Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm)

ICOR của khu vực tư cũng tăng dần 0,68-2,07-2,22; trong khi đó ICOR của khu vực cơng không ổn định và giai đoạn gần đây nhất có xu hướng giảm 1,69-4,61-3,63. Như vậy, rõ ràng là trong giai đoạn 2006-2010 chính ICOR của khu vực tư tăng đã làm cho ICOR của toàn tỉnh tăng lên, tức là hiệu quả đầu tư của khu vực tư giảm làm cho hiệu quả đầu tư của toàn tỉnh cũng giảm theo.

Hệ số ICOR của khu vực công trong thời gian gần đây có xu hướng giảm tức hiệu quả đầu tư của khu vực này ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét riêng trong từng giai đoạn thì ICOR khu vực cơng ln cao hơn khu vực tư và cao hơn ICOR của toàn tỉnh. Theo lý thuyết nghĩa là đầu tư của khu vực công chưa đạt hiệu quả cao như khu vực tư do đầu tư khu vực cơng chủ yếu là hàng hóa cơng cộng, có vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.

Ø Có sự thất thốt và lãng phí trong đầu tư cơng.

Năng lực của chủ đầu tư và tư vấn hạn chế, chủ trương chuẩn bị đầu tư quá nhiều nhưng nguồn lực không đủ để cân đối dẫn đến lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tư; cơng tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, thường kéo dài thời gian. Áp dụng phổ biến hình thức chỉ định thầu trên cơ sở tách nhỏ các hạng mục của dự án nên khơng tiết kiệm được vốn. Ngồi ra, chưa có biện pháp chế tài các hợp đồng xây dựng, nhiều dự án lớn có tiến độ chậm, làm giảm đi hiệu quả kinh tế, làm mất đi cơ hội thu hút đầu tư. Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập; chưa thật sự kiên quyết đối với những hộ dân không chấp hành, chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Ø Chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính

sách xã hội hóa đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công phần lớn do nhà nước đảm nhận.

Chi đầu tư hàng hóa cơng của tỉnh phần lớn do ngân sách nhà nước đảm nhận, chưa thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng, nhất là chưa thực hiện được dự án BOT, BT; vận động, thu hút vốn ODA cịn hạn chế; xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội cũng còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm đi tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh do ngân sách nhà nước khơng cân đối được cung cầu trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)