Tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh từ năm 1995 đến năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 39 - 45)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số, lao động tỉnh Tây Ninh

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh từ năm 1995 đến năm 2010

2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Tây Ninh 15 năm gần đây có những bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các giai đoạn. Cụ thể: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo giá so sánh năm 1994 trên địa bàn tỉnh năm 1995 là 1.845 tỷ đồng, tăng lên 3.474 tỷ đồng (2000), 6.699 tỷ đồng (2005) và năm 2010 đạt 12.989 tỷ đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2010 là 13,9%/năm, trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 13,5%/năm, giai đoạn 2001- 2005 là 14,03%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng 14,16%/năm (so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 9,64%/năm; so với cả nước là 7,01%/năm).

Bảng 2.1. Giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh Năm (Tỷ đồng) Tăng BQ (%) Năm (Tỷ đồng) Tăng BQ (%) Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Tổng sản phẩm (GCĐ 94) 1.845 3.474 6.699 12.989 113,50 114,03 114,16

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực công (Nhà nước) 526 989 1.522 3.101 113,47 109,00 115,30 Khu vực tư 1.319 2.485 5.177 9.888 113,51 115,81 113,82 Tr.đó: Ngồi quốc doanh 1.276 2.191 4.105 7.418 111,42 113,38 112,57 Đầu tư nước ngoài 43 294 1.072 2.470 147,15 129,50 118,16

Phân theo ngành kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 952 1.655 2.562 3.481 111,70 109,13 106,32 Công nghiệp và xây dựng 307 716 1.679 3.763 118,48 118,58 117,52 Dịch vụ 586 1.103 2.458 5.745 113,49 117,38 118,51

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả

+ Xét theo khu vực kinh tế

Trong giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005 thì khu vực cơng tăng trưởng chậm hơn khu vực tư; đặc biệt là giai đoạn 2001-2005 mức chênh lệch này khá cao (khu vực cơng tăng bình quân 9%/năm, trong khi khu vực tư tăng đến 15,81%/năm). Điều này do trong hai năm 2000, 2001 nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả, một số doanh nghiệp phải giải thể. Trước tình hình đó, tỉnh đã có nhiều chủ trương sắp xếp, tổ chức lại; đổi mới cơ chế quản lý, tăng thêm vốn và cơ sở vật chất cho khu vực kinh tế Nhà nước. Kết quả là đến năm 2005 đã có 20/42 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp có hiệu quả rõ rệt, tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà nước cao dần qua các năm, cụ thể: năm 2000 (6,94%), năm 2001 (3,75%), năm 2002 (8,6%), năm 2003 (11,7%), năm 2004 (10,39%) và năm 2005 tăng trưởng 9,27%.

Ngược lại, trong giai đoạn 2001-2005, khu vực tư tăng trưởng cao, bình quân 15,81%/năm; trong đó, riêng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt mức tăng trưởng bình qn 29,5%/năm. Có thể nói đây là giai đoạn mà kinh tế có vốn ĐTNN bắt đầu có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của khu vực tư (đóng góp 4,57 điểm % tăng trưởng bình quân năm). Trong giai đoạn này, tình hình thu hút đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến tích cực, trong 5 năm đã thu hút được 98 dự án ĐTNN với tổng số vốn đăng ký 211,2 triệu USD, 38 dự án tăng vốn 53,8 triệu USD; và đến năm 2005, tồn tỉnh có 116 dự án ĐTNN cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 439 triệu USD, tăng 87 dự án (gấp 4 lần) và vốn đăng ký tăng 251,4 triệu USD (+ 134%) so năm 2000.

Giai đoạn 2006-2010, đây là giai đoạn phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực, cũng như trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao vào giữa năm 2007; khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước từ cuối năm 2008; cùng với thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tiếp đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Song, với tinh thần đoàn kết, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự nổ lực cao của cả hệ thống chính trị; sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong giai đoạn này vẫn duy trì được mức 14,16%/năm, cao hơn mức 14,03%/năm của giai đoạn trước. Đáng chú ý là khu vực cơng có mức tăng trưởng đáng kể, tăng bình quân 15,3%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của khu vực tư (13,82%/năm). Có sự tăng trưởng vượt bậc này là do có sự tham gia của nhà máy xi măng Fico Tây Ninh (DN Nhà nước Trung ương) với công suất 1,5 triệu tấn xi măng/năm chính thức hoạt động vào đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 (GCĐ 94) của nhà máy đạt 434,4 tỷ

đồng, chiếm 36,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước, đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 750 tỷ đồng, tăng 72,65% so năm 2009 và chiếm 47,3% giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP các khu vực từ 1996-2010

Tốc độ tăng trưởng GDP các khu vực

- 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm GDP

Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả

+ Xét theo ngành kinh tế

Trong giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đạt lần lượt 18,48%/năm và 18,58%/năm; kế đến là ngành dịch vụ đạt 13,49%/năm và 17,38%/năm; cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ tăng bình quân 11,7%/năm và 9,13%/năm. Đến giai đoạn 2006-2010, có sự thay đổi thứ bậc giữa ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, ngành tăng trưởng nhanh nhất bây giờ là dịch vụ với 18,51%/năm, tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng đạt 17,52%/năm và cuối cùng vẫn là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tăng trưởng 6,32%/năm.

Tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình cả nước cùng thời kỳ. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Tây Ninh không cao nên mặc dù với tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhanh trong những năm qua, GDP bình quân đầu người năm 2010 (giá thực tế) đạt 30,28 triệu đồng/người,

cao hơn mức bình quân của cả nước (22,79 triệu đồng/người), nhưng còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (45,67 triệu đồng/người).

2.2.1.2 Cơ cấu kinh tế

Xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây tương đối rõ và đúng hướng được thể hiện ở một số điểm sau:

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng giá trị gia tăng trong toàn nền kinh tế giảm dần qua các năm, từ 51,83% vào năm 1995 giảm xuống 43,53% (năm 2000), xuống 41,21% (năm 2005) và đến năm 2010 tỷ trọng này là 38,07%. Mặc dù phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nhưng tỷ trọng này (năm 2010) vẫn còn cao so với của cả nước (chỉ chiếm 20,58%) và cao hơn nhiều so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (chỉ chiếm 8,85%).

Ngành cơng nghiệp-xây dựng có tỷ trọng trong GDP ngày càng tăng, cụ thể: năm 1995 chiếm tỷ trọng 16,97%, năm 2000 tăng lên 21,01%, tiếp tục tăng lên 26,08% vào năm 2005 và năm 2010 chiếm tỷ trọng 29,86% trong GDP của tỉnh. Tuy nhiên, đây là tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (52,28%) và nhìn chung tỷ trọng này có xu hướng tăng chậm, chỉ tăng từ 4-5 điểm % trong 5 năm.

Ngành dịch vụ có tỷ trọng khơng ổn định, từ 31,2% năm 1995, lên 35,46% năm 2000, lại giảm xuống 32,71% năm 2005 và năm 2010 tiếp tục giảm xuống còn 32,07% và như vậy tỷ trọng năm 2010 chỉ tăng gần 1 điểm % so với năm 1995.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh có sự dịch chuyển đúng hướng, phù hợp với các lợi thế của tỉnh, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển phù hợp với u cầu đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, Tây Ninh vẫn là một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp năm 2010 chiếm tới 38,07% trong tổng GDP, cao hơn mức toàn quốc và bình quân của vùng rất nhiều, trong khi Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế động lực của cả nước. Như vậy, với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay, Tây Ninh còn phải nổ lực rất nhiều trong phát triển kinh tế và hội nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó kết cấu hạ tầng phải ưu tiên đi trước một bước.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh qua các năm

Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh

- 10 20 30 40 50 60 1995 2000 2005 2010 NLTS CN&XD DV

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả

Về cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế, đang chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước; phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN. Năm 2010, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN (khu vực tư) đang chiếm vị trí quan trọng và có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của tỉnh (chiếm tới 81,75% trong tổng GDP của tỉnh).

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP tỉnh Tây Ninh theo giá thực tế

1995 2000 2005 2010

Cơ cấu theo khu vực kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 Khu vực công (Nhà nước) 27,69 30,60 22,14 18,25 Khu vực tư 72,31 69,40 77,86 81,75 Tr.đó: Ngồi quốc doanh 70,04 61,63 62,12 63,32 Đầu tư nước ngoài 2,27 7,77 15,74 18,43

Cơ cấu theo ngành kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 51,83 43,53 41,21 38,07 Công nghiệp và xây dựng 16,97 21,01 26,08 29,86 Dịch vụ 31,20 35,46 32,71 32,07

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)