1995 2000 2005 2010
Cơ cấu theo khu vực kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 Khu vực công (Nhà nước) 27,69 30,60 22,14 18,25 Khu vực tư 72,31 69,40 77,86 81,75 Tr.đó: Ngồi quốc doanh 70,04 61,63 62,12 63,32 Đầu tư nước ngoài 2,27 7,77 15,74 18,43
Cơ cấu theo ngành kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 51,83 43,53 41,21 38,07 Công nghiệp và xây dựng 16,97 21,01 26,08 29,86 Dịch vụ 31,20 35,46 32,71 32,07
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2000, 2005, 2010 và tính tốn của tác giả
2.2.2. Thực trạng đầu tư công trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến
năm 2010
2.2.2.1 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn
Trong những năm qua, Tây Ninh đã có những bước tiến tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư phát triển, tạo điều kiện thu hút một lượng vốn đầu tư xã hội đáng kể. Việc thu hút đầu tư được thực hiện thông qua những biện pháp cơ bản như: (1) Cải thiện mơi trường chính sách đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư (trong và ngoài nước); (2) Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm mang lại những cơ hội đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, tiết kiệm chi phí trong đầu tư phát triển; (3) Cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; … .
- Về thu hút đầu tư nước ngồi: Giai đoạn 2001-2010 có 212 dự án ĐTNN được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 602 triệu USD, 130 dự án tăng vốn 264 triệu USD. Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 202 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 897 triệu USD.
- Về đầu tư trong nước: Trong 10 năm đã cấp mới 222 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 21.904 tỷ đồng; 6 dự án tăng vốn 1.895 tỷ đồng;
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 2.366 doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ gần 10 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010, có 276 dự án trong nước có chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 33.053 tỷ đồng; 2.965 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký 14,7 tỷ đồng.
- Công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đến năm 2010 cơ bản hồn thành. Đã cổ phần hóa 22 doanh nghiệp, chuyển 5 doanh nghiệp thành Công ty TNHH một thành viên, giải thể 2 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp được tăng thêm vốn và cơ sở vật chất; sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Đầu tư khai thác các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu đã và đang góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng cơng nghiệp, dịch vụ trong GDP. Tính đến cuối năm 2010, Tây Ninh có 05 khu cơng nghiệp đã được thành lập, gồm: Khu công nghiệp Trảng Bàng (190,76 ha), khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III (202,67 ha), khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời (2.190 ha), khu công nghiệp Bourbon An Hịa (760 ha), khu cơng nghiệp Chà Là (200 ha). Tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực tại các khu công nghiệp là 168 dự án (127 dự án FDI, 41 dự án trong nước) với tổng số vốn đầu tư đăng ký 476 triệu USD và 2.751 tỷ đồng. Ngoài ra, đến cuối năm 2010, Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài đã hình thành các khu trung tâm thương mại, thu hút 46 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng và 220 triệu USD.
Bên cạnh đó, với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trước một bước” tạo điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục; trong những năm qua tỉnh đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển kết cấu hạ tầng (chiếm từ 30-35% chi ngân sách hàng năm), tập trung đầu tư vào các ngành giao thông, công nghiệp, nông nghiệp- thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế, nước và vệ sinh, … .
Với những chủ trương, chính sách, những việc làm và những kết quả đạt được ở trên; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh liên tục tăng lên qua các thời kỳ, góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.