Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015: - Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tăng bình quân hàng năm từ 14% trở lên.
- GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt từ 2.970 USD trở lên.
- Tạo sự chuyển biến nhanh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Năm 2010 cơ cấu kinh tế: ngành nông – lâm – thủy sản 38,07%, công nghiệp – xây dựng 29,86% và dịch vụ 32,07%.
1
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, trang 57
2 Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, trang 58
+ Đến năm 2015 đạt cơ cấu kinh tế: ngành nông – lâm – thủy sản 30-32%, công nghiệp – xây dựng 34-35% và dịch vụ 34-35%.
- Giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng bình qn 5,5%/năm. - Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân hàng năm từ 21% trở lên.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 14% trở lên.
- Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 20.700 tỷ đồng, tăng bình qn 14,1%/năm. Trong đó, thu nội địa 15.310 tỷ đồng, tăng bình quân 18,2%/năm; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 3.700 tỷ đồng, tăng 5,9%/năm. Thu ngân sách Trung ương hỗ trợ 5.100 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư có mục tiêu 2.200 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia 800 tỷ đồng.
- Tổng chi ngân sách địa phương 25.260 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 8.700 tỷ đồng (gồm: cân đối ngân sách địa phương 2.000 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 2.200 tỷ đồng, chi đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia 800 tỷ đồng, chi từ nguồn xổ số kiến thiết 3.700 tỷ đồng); chi thường xuyên 15.000 tỷ đồng.
- Đầu tư: để đảm bảo mục tiêu tăng bình quân hàng năm từ 14% trở lên trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần huy động vốn đầu tư toàn xã hội vào khoảng 112.000 tỷ đồng, đạt 41% GDP. Trong đó:
+ Khu vực nhà nước: 33.600 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 30% tổng nguồn vốn), gồm:
. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 20.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của các bộ ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh đạt khá cao 11.300 tỷ đồng (chiếm 56,6%), trong đó tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và phân bổ đầu tư cơng có trọng tâm, trọng điểm đi đôi với các giải pháp điều hành hữu
hiệu đạt kết quả cao. Dự kiến các cơng trình trọng điểm trong giai đoạn này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội, bao gồm các cơng trình trọng yếu như: đầu tư xây dựng mới tuyến đường bộ cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài dài 59 km (trong đó qua địa phận Tây Ninh dài khoảng 29 km với quy mô 4-6 làn xe); xây dựng và nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 22B, coi đây là trục giao thông huyết mạch quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía Bắc tỉnh; xây dựng mới Quốc lộ 14 theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh đi qua các huyện Dương Minh Châu, Gò Dầu và Trảng Bàng - Tây Ninh đến Đức Hòa – Long An sẽ nhập vào đường N2 với chiều dài khoảng 29 km; nâng cấp Quốc lộ 14C là tuyến đường ven biên giới quốc gia, đi qua nhiều tỉnh thành trong cả nước, đoạn qua tỉnh Tây Ninh khoảng 101 km; xây dựng hồn chỉnh hệ thống giao thơng tỉnh lộ, huyện lộ; tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp và nhựa hóa các đường giao thơng nơng thơn; kiên cố hóa 1.200 phịng học; nâng cấp và xây dựng mới 1.000 giường bệnh tuyến tỉnh, huyện, xã; … .
. Vốn của doanh nghiệp nhà nước 13.600 tỷ đồng.
+ Khu vực tư: 78.400 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 70%), gồm vốn của DN ngoài quốc doanh và hộ dân cư 48.800 tỷ đồng, vốn của khu vực có vốn ĐTNN đạt 29.600 tỷ đồng.
- Các chỉ tiêu về xã hội:
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2,5%.
+ Tạo điều kiện giải quyết việc làm bình quân hàng năm 20.000 lao động.
+ Đến năm 2015: phấn đấu xây dựng 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (tương đương với 17 xã trong toàn tỉnh); tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 96%; 100% khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu đi vào hoạt động có khu xử lý nước thải tập trung đảm bảo quy định về môi trường; … .