Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 33 - 37)

1.4. Đặc điểm của đầu tư công và vai trò của đầu tư công đối với sự

1.4.2. Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Đầu tư cơng có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung của đất nước, do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ khơng chính xác, mà phải tính hiệu quả cả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội ... .

Kết cấu hạ tầng là đối tượng chính của đầu tư cơng, là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế-xã hội được diễn ra một cách bình thường.

Thơng thường người ta phân chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại cơ bản, gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế: thuộc loại này bao gồm các cơng trình hạ

tầng kỹ thuật như: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các cơng trình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sơng, đường hàng khơng, đường ống), bưu chính viễn thơng, các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp … . Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.

- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở khoa

học, trường học, bệnh viện, các cơng trình văn hố, thể thao… và các trang thiết bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình CNH-HĐH đất nước. Như vậy, kết cấu hạ tầng xã hội là

tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất cơng cộng, liên hệ với sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như vùng lãnh thổ. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, phát triển kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng đến trình độ phát triển của đất nước, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và cơng tác xố đói giảm nghèo.

Nghiên cứu về tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, tác giả Phạm Thị Tuý (2006) 1 đã phát hiện ra sáu tác động quan trọng sau đây:

- Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế-xã hội;

- Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển;

- Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao điều kiện sống của hộ.

- Phát triển kết cấu hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và góp phần vào việc giữ gìn mơi trường;

1 Phạm Thị Túy (2006), “Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với việc giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 332, tháng 1.

- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo; và

- Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo.

Tóm lại, đầu tư cơng mà đặc biệt là đầu tư kết cấu hạ tầng đóng vai trị

đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển.

Kết luận chương 1

Lý thuyết về đầu tư và các mơ hình tăng trưởng cho thấy các nhà kinh tế đều kết luận rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và họ đều thừa nhận rằng đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư.

Trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi, đầu tư công ln giữ một vai trị quan trọng trong tổng đầu tư của toàn xã hội, tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt cho sự phát triển của đất nước, đồng thời tạo điều kiện, định hướng và “mồi” vốn đầu tư xã hội vào những lĩnh vực cần khuyến khích phát triển, góp phần tái cơ cấu đầu tư xã hội. Đặc điểm của đầu tư vào các loại hàng hoá công là nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn, phần lớn do Chính phủ cung cấp nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo động lực thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển. Do đó, địi hỏi phải có vai trị chủ động của nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, … để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân cư, ổn định kinh tế vĩ mơ, đóng góp đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo và thực hiện cơng bằng xã hội.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TÂY NINH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)