Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện qua các chỉ số dư nợ bình quân/doanh số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, tốc độ luân chuyển vốn và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng; chỉ tiêu vòng quây vốn tín dụng là chỉ tiêu đánh giá tốc độ quay vốn của ngân hàng và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng và chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập là chỉ số đánh giá bao nhiêu đồng chi phí phải bỏ ra khi thu được thu nhập.
Bảng 10: Bảng thể hiện chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007-2006 Chênh lệch 2008-2007 Tổng chi phí Triệu đồng 50.596 110.809 233.206 60.213 122.397 Tổng thu nhập Triệu đồng 58.499 130.140 283.463 71.641 153.323
Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.416.774 6.126.806 7.861.349 4.710.032 1.734.543
Dư nợ bình quân Triệu đồng 459.855 742.403 1.043.529 282.548 301.126
Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân Vòng 3,08 8,25 7,53 5,17 (0,72)
Dư nợ bình quân/Doanh số thu nợ Ngày 116,85 43,62 47,79 (73,23) 4,17
Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 86,49 85,15 82,27 (1,34) (2,88)
Chỉ số vòng quay vốn tín dụng: thể hiện việc luân chuyển vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, đồng vốn quay nhanh thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng và sau đó lại giảm. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 3,08 vòng và đến năm 2007 tăng lên 8,25 vòng, tăng 5,17 vòng so với năm 2006. Nhưng năm 2008 lại giảm 1 ít so với năm 2007 là 0,72 vòng, nghĩa là năm 2008 vòng quay vốn tín dụng là 5,17 vòng. Nguyên nhân dẫn đến trình trạng vòng quay vốn tín dụng trong 2007 tăng mạnh so với năm 2006 là do năm 2007 NHNN tăng dự trữ bắt buộc các NHTM thiếu vốn trong kinh doanh, nên giữa các NHTM cạnh tranh nhau quyết liệt dẫn đến lãi suất tiền gửi và lãi cho vay cũng liên tục tăng. Từ đó Eximbank Cần Thơ khuyến khích tăng cường tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn và cũng tăng cho vay ngắn hạn hạn chế cho vay dài hạn. Đó là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2007. Trong năm 2008 vòng quay vốn tín dụng giảm so với năm 2007 là do năm 2008 NHNN giảm dự trữ bắt buộc, nên lãi suất tiền gửi và cho vay cũng giảm. Do đó Eximbank Cần Thơ bắt đầu cho vay dài hạn nhiều hơn trong năm 2007. Đó là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm hơn so với năm 2007.
Chỉ số dư nợ bình quân/doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh, và ngược lại. Nhìn chung chỉ tiêu thu hồi nợ bình quân của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động giảm và sau đó lại tăng, nhưng tốc độ giảm thì nhanh hơn tốc độ tăng. Điều này nói lên khả năng thu hồi nợ của ngân hàng những năm qua rất tốt và tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng cũng rất tốt. Năm 2006 chỉ tiêu thu hồi nợ bình quân của ngân hàng là 116,85 ngày và đến năm 2007 giảm còn 43,62 ngày, giảm 73,23 ngày so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì chỉ tiêu này lại tăng lên 1 ít so với năm 2007 là 4,17 ngày. Nguyên nhân của chỉ tiêu này trong năm 2007 giảm theo chiều
hướng tốt là do năm 2007 ngân hàng chú trọng nhiều vào cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay dài hạn, dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh, khả năng thu hồi nợ cao. Còn trong năm 2008 ngân hàng cho vay dài hơn nhiều hơn năm 2007 nên tốc độ luân chuyển vốn chậm lại, khả năng thu hồi nợ chậm lại.
Chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập: Để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng ta cũng cần xét đến chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập. Chỉ số này cho biết bao nhiêu đồng chi phí phải bỏ ra để thu được 100 đồng thu nhập. Chỉ số này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Năm 2006 chỉ số này là 86,49% điều này có nghĩa là để có được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí là 86,49 đồng chi phí. Đến năm 2007 chỉ số này là 85,15%, cũng có nghĩa là để có được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải tốn 85,15 đồng chi phí. Đến năm 2008 chỉ số này là 82,27% và điều này cũng có nghĩa để thu được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải mất đến 82,27 đồng chi phí. Nhìn chung chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập giảm dần qua các năm; năm 2007 giảm 1,34% so với năm 2006; năm 2008 giảm 2,88% so với năm 2007. Điều này cho thấy ngân hàng đang hoạt động rất có hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số này giảm dần qua các năm là do tốc độ tăng của tổng thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí.
Bảng 11: Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngân hàng qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007-2006 Chênh lệch 2008-2007 Tổng chi phí Triệu đồng 50.596 110.809 233.206 60.213 122.397 Tổng thu nhập Triệu đồng 58.499 130.140 283.463 71.641 153.323 Tổng tài sản Triệu đồng 515.562 1.113.708 1.279.047 598.146 165.339 Tổng thu nhập/Tổng tài sản % 11,35 11,69 22,16 0,34 10,47 Tổng chi phí/Tổng tài sản % 9,81 9,95 18,23 0,14 8,28 (Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Chỉ số tổng thu nhập trên tổng tài sản chỉ số này cho biết ngân hàng đầu tư ra sao, mức độ tạo ra thu nhập từ việc đầu tư như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá ngân hàng đã sử dụng các tài sản của mình có đạt hiệu quả không. Trong tổng tài sản thì ngân hàng sử dụng tài sản để đầu tư vào tín dụng chiếm tỉ lệ rất cao nên nó tạo ra thu nhập khá ổn định làm cho tỷ số thu nhập trên tổng tài sản tăng khá ổn định. Năm 2006 tổng thu nhập trên tổng tài sản là 11,35% điều này có nghĩa là cứ 100 tài sản đem đi đầu tư thì ngân hàng thu được 11,35 đồng doanh thu; năm 2007 là 11,69% tăng 0,34% so với năm 2006, cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư ngân hàng thu được 11,69 đồng doanh thu; năm 2008 là 22,16% tăng 10,47% so với năm 2007 và cũng có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì thu được 22,16 đồng doanh thu. Trong tổng tài sản của ngân hàng đem đi đầu tư thì đầu tư vào tín dụng là cao nhất và thu được doanh thu cũng nhiều nhất, nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
Chỉ số tổng chi phí trên tổng tài sản chỉ số này xác định chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này qua 3 năm đi theo chiều hướng tăng lên. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí trên tổng tài sản là 9,81% điều này có nghĩa là để sử dụng được 100 đồng tài sản thì ngân hàng phải mất 9,81 đồng chi phí. Năm 2007 tổng chi phí trên tổng tài sản là 9,95% tăng 0,14% so với năm 2006, điều này cũng có nghĩa là để có 100 đồng tài sản để đầu tư thì ngân hàng phải trả 9,95 đồng chi phí; năm 2008 là 18,23 % đồng nghĩa với việc để có 100 đồng tài sản để đầu tư ngân hàng phải trả 18,23 đồng chi phí, tăng 8,28% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí trên tổng tài sản trong năm 2007 và năm 2008 tăng là do trong năm 2007 và năm 2008 lãi suất huy động vốn liên tục tăng và lãi suất các hình thức huy động vốn khác cũng được điều chỉnh theo hướng tăng để loại bỏ tác động của lạm phát.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA EXIMBANK CẦN THƠ
Để đề ra cá giải pháp năng cao khả nâng tài chính của Eximbank Cần Thơ, chúng ta cần tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức, thuận lợi và khó khăn của Eximbank Cần Thơ nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực và cụ thể.
Cơ hội
- Hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp dễ dàng xuất và nhập khẩu hàng hóa hơn trước. Do dó cũng tạo cơ hội cho ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay nhiều hơn.
- Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho Eximbank Cần Thơ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài hơn.
- Thời gian gần đây NHNN đã nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lượng tiền dự trữ bắt buộc giảm, ngân hàng có nhiều vốn hơn để cho vay.
- Ngân hàng đã di chuyển về trụ sở mới, có cở sở vật chất rất khang trang nên rất thận lợi trong kinh doanh.
Thách thức
- Trong năm 2009 các NHTM nước ngoài (100% vốn nước ngoài) được đầu tư vào trong nước ta. Do đó sẽ cạnh tranh khóc liệt với Eximbank Cần Thơ và có khả năng chiếm thị phần của Eximbank Cần Thơ nhờ vào kinh nghiệm quản lý dồi dào, nguồn tài chính phong phú.
- Trên địa bàn TP Cần Thơ ngày càng có nhiều ngân hàng mộc lên. Theo thống kê thì trong năm 2007 trên địa bàn chỉ có khoảng 35 ngân hàng nhưng đến năm 2008 thì đã có khoảng 40 ngân hàng.
- Trong năm 2009 ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu ngày càng tăng do các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Cũng trong năm 2009 công tác huy động vốn và cho vay chịu nhiều sự điều tiết của chính phủ. Do tác động của việc giảm pháp nên chính phủ phải có biện pháp kích cầu.
Điểm mạnh
- Eximbank Cần Thơ chuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay xuất nhập khẩu. Đặc biệt là ở vùng ĐBSCL các doanh nghiệp thường vay để xuất thủy sản. Đây cũng là điểm mạnh của ngân hàng.
- Eximbank Cần Thơ còn có điểm mạnh nữa là cho vay hỗ trợ các du học sinh du học trọn gói, các dịch vụ thẻ quốc tế như thẻ visa, thẻ mastercard, thẻ visabusiness…
- Có tiềm lực về vốn cũng rất dồi dào do Eximbank hội sở là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất nhì trong cả nước, nên khi Eximbank Cần Thơ gặp khó khăn về vốn thì ngân hàng hội sở có thể điều vốn về…
- Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập tăng lên hàng năm, kết quả kinh doanh rất thuận lợi.
Điểm yếu
- Ngân hàng chưa đa dạng hóa các nguồn thu nhập, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng từ cho vay và kinh doanh ngoại hối.
- Các hình thức thanh toán bằng thể trong nước còn yếu chẳng hạn như thẻ ATM.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa cao.
Trên cơ sở những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Eximbank Cần Thơ đã phân tích ở trên, chúng ta sử dụng ma trận SWOT để đề ra các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, phát huy điểm mạnh hạn chế những điểm yếu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
* Những điểm mạnh (S) 1. Cho vay xuất và nhập khẩu
2. Cho vay hỗ trợ du học và dịch vụ thẻ quốc tế 3. Có tiềm lực về vốn 4. Công việc kinh doanh rất thuận lợi
* Những điểm yếu (W) 1. Các nguồn thu nhập chưa đa dạng
2. Các hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước còn yếu
3. Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa cao
* Các cơ hội (O)
1. Việt Nam gia nhập WTO doanh nghiệp vay xuất khẩu, nhập khẩu nhiều hơn.
2. Việt Nam gia nhập WTO nên ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài. 3. NHNN nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ nên có nhiều vốn hơn để kinh doanh. 4. Có trụ sở mới, cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang . * Giải pháp (SO) S1,3O1,2: tiếp tục phát huy cho vay xuất nhập khẩu S2O2,3: phát triển hơn nữa dịch vụ hỗ trợ du học và các thẻ thanh toán quốc tế S4O4: phát huy thế mạnh và đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ. * Giải pháp (WO) W1O1: từng bước đa dạng hóa các nguồn thu nhập và nâng cao thu nhập từ các dịch vụ tài chính như góp vốn liên doanh, bảo lãnh vay xuất nhập khẩu…
W2O4: Áp dụng khoa học công nghệ để đa dạng hóa các hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước W3O2,3: nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên bằng cách gửi đi học trong nước và ngoài nước.
* Các thách thức (T)
1. Cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài. 2. Tình trạng nợ xấu ngày càng tăng. 3. Huy động vốn và cho * Giải pháp (ST) S1,2T1: Sử dụng kinh nghiệm đã có từ cho vay xuất nhập khẩu, cho vay hỗ trợ du học để nâng cao khả năng cạnh tranh. S3T2: tiếp tục xét duyệt * Giải pháp (WT) W1T1: từng bước nâng cao thu nhập từ các dịch vụ tài chính, tiếp tục phát huy các nguồn thu nhập từ lãi để nâng cao khả năng cạnh tranh.
vay chịu nhiều sự điều tiết của chính phủ.
cho vay những dự án khả thi, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và khung vùng các khoản nợ xấu. S3,4T3: thực hiện tốt chủ trương của chính phủ, tiếp tục công việc kinh doanh như bình thường.
W2T1: học hỏi kinh nghiệm và từng bước mở rộng các hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước
W3T1,2: nâng cao trình độ và thẩm định chính xác các dự án cho vay.
Hình 7: Sơ đồ ma trận SWOT
Sau khi tiến hành phân tích tình hình tài chính và qua sơ đồ ma trận SWOT tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Eximbank Cần Thơ phải tiếp tục phát huy thế mạnh cho vay xuất nhập khẩu, hỗ trợ du học và các hình thức thanh toán thẻ quốc tế. Để tạo ra cái thế mạnh được gọi là sản phẩm độc quyền của ngân hàng, để khi khách hàng có nhu cầu vay xuất nhập khẩu, vay du học hay các hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế thì khách hàng sẽ nhớ tới Eximbank Cần Thơ.
Thứ hai, ngân hàng phải từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng. Để nguồn thu của ngân hàng không chỉ có nguồn thu từ lãi là chủ yếu mà nguồn thu ngoài lãi cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Từng bước nâng cao nguồn thu ngoài lãi như thu từ các dịch vụ phi tài chính, thu góp vốn liên doanh,…
Thứ ba, từng bước năng cao trình độ của cán bộ nhân viên bằng cách cho các nhân viên còn trẻ, tận tình trong công việc tiếp tục đi học ở các trường trong nước và nước ngoài.
Thứ tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thật vào trong công việc kinh doanh và quản lí nhân viên, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng.
Thứ năm, từng bước mở rộng các hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước, bằng cách học hỏi những kinh nghiệm của các ngân hàng đối thủ. Từng bước nghiên
cứu để đưa ra thị trường các dịch vụ thẻ mới ngày càng hiện đại hơn, tạo ra nét đột phá mới cho hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước.
Thứ 6, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của chính phủ và của NHNN về huy động vốn và cho vay. Tiếp tục kinh doanh như bình thường khi phải thực hiện chủ