Chỉ tiêu thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI EXIMBANK CẦN THƠ pptx (Trang 68 - 72)

Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Các chỉ tiêu cấu thành chỉ tiêu thanh khoản của ngân hàng gồm có chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/vốn huy động, chỉ tiêu tổng dư nợ /vốn huy động và chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/tổng tài sản. Tuy nhiên các chỉ tiêu này mỗi năm có mức biến động khác nhau, để thấy các chỉ tiêu này biến động ra sao và nguyên nhân của các biến động này. Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thanh khoản.

Bảng 8: Bảng thể hiện chỉ tiêu thanh khoản Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007-2006 Chênh lệch 2008-2007 Vốn huy động Triệu đồng 358.629 930.406 1.217.750 571.777 287.344

Tài sản có thanh khoản Triệu đồng 18.704 95.941 37.421 77.237 (58.520)

Tổng dư nợ Triệu đồng 493.385 991.420 1.095.638 498.035 104.218

Tổng tài sản Triệu đồng 515.562 1.113.708 1.279.047 598.146 165.339

Tài sản có thanh khoản/Vốn huy động % 5,22 10,31 3,07 5,09 (7,24)

Tổng dư nợ /Vốn huy động Lần 1,38 1,07 0,90 (0,31) (0,17)

Tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản % 3,63 8,61 2,93 4,98 (5,68)

Chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/vốn huy động: chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng và cho thấy có bao nhiêu đồng tài sản có thể dùng để thanh toán ngay trên 100 đồng vốn huy động và chỉ số này thấp thì cho thấy khả năng sinh lời của vốn huy động cao, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản. Năm 2006 chỉ tiêu này là 5,22%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 5,22 đồng tài sản có thể dùng để thanh toán ngay; đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng lên 10,31% tức là tăng 5,09% so với năm 2006, có nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 10,31 đồng tài sản có thanh khoản. Tại sao chỉ tiêu này trong năm 2007 tăng hơn năm 2006 là do tài sản có thanh khoản năm 2007 tăng đến 77.237 triệu đồng (tăng gần gấp 5,2 lần) so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tài sản có thanh khoản năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006, là do năm 2007 chính phủ muốn kiềm chế lạm phát nên chính phủ buộc các NHTM phải tăng tiền dự trữ bắt buộc. Trong năm 2007 NHNN bắt buộc các NHTM tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 15%. Do đó làm cho tài sản có thanh khoản của ngân hàng tăng lên. Năm 2008 chỉ số này là 3,07% giảm 7,24 lần so với năm 2007, điều này cũng có nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 3,07 đồng tài sản có thể dùng để thanh toán ngay. Nguyên nhân làm cho chỉ số này giảm là do tài sản có thanh khoản giảm và vốn huy động thì lại tăng. Tài sản có thanh khoản giảm còn 37.421 triệu đồng giảm gần 2,5 lần năm 2007. Nguyên nhân là trong năm 2008 NHNN đã nới rộng tiền dự trữ bắt buộc tài sản có thanh khoản đã giảm xuống. Trong khi đó thì vốn huy động liên tục tăng do năm 2008 tín dụng vẫn còn trên đà phát triển nóng.

Chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động: Vốn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động. Và chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng 3 năm qua rất thấp. Cụ thể năm 2006 tổng dư nợ trên vốn huy động là 1,38 lần; năm 2007 là 1,07 lần; năm 2008 là 0,90 lần. Và ta thấy chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, năm 2007 giảm 0,31 lần so với năm 2006; năm 2008 giảm 0,17 lần so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số này giảm trong

năm 2007, năm 2008 là do trong năm 2007 và năm 2008 vốn huy động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ. Năm 2007 so với năm 2006 vốn huy động tăng 571.777 triệu đồng, trong khi đó tổng dư nợ tăng chỉ có 498.035 triệu đồng. Còn trong năm 2008 so với năm 2007 vốn huy động tăng 287.344 triệu đồng và tổng dư nợ thì tăng 104.218 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến vốn huy động trong năm 2007 và năm 2008 tăng mạnh là do trong 2 năm này tín dụng đang trên đà tăng trưởng nóng. Nhìn chung qua số liệu phân tích ta thấy chỉ số này rất thấp và giảm dần qua các năm, cho ta kết luận rằng công tác huy động vốn của ngân hàng rất tốt và cải thiện dần theo chiều hướng tốt qua các năm. Năm 2006 bình quân 1,38 đồng dư nợ thì có 1 đông vốn huy động tham gia. Năm 2007 tình hình vốn huy động cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân 1,07 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008 công tác huy động tốt hơn nữa là bình quân 0,90 đồng thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Nhưng chỉ tiêu này quá thấp làm ta cũng nghi ngờ về hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Đặc biệt là trong năm 2007 và năm 2008 chỉ số này quá thấp.

Chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/ tổng tài sản: chỉ tiêu này nói lên có bao nhiêu đồng tài sản có thanh khoản trên 100 đồng tài sản, chỉ tiêu này tăng thì sẽ làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm, tài sản có thanh khoản tăng và ngược lại. Năm 2006 tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản là 3,63%, có nghĩa là trong 100 đồng tổng tài sản thì có 3,63 đồng tài sản có thanh khoản; đến năm 2007 chỉ tiêu này là 8,61% hay tăng 4,98% so với năm 2006, có nghĩa là trong 100 đồng tài sản thì có 8,61 đồng tào sản có thanh khoản. Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này tăng là do tài sản có thanh khoản tăng mạnh hơn tổng tài sản. Tài sản có thanh khoản tăng 412,94% so với năm 2006, còn tổng tài sản tăng chỉ tăng có 116,02% so với năm 2006. Chỉ tiêu này tăng cho ta kết luận là khả năng sinh lời của ngân hàng giảm, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng. Năm 2008 chỉ tiêu này chỉ còn 2,93% tức là giảm 5,68% so với năm 2007. Điều này cho thấy rằng khả năng sinh lời của ngân hàng tăng, tài sản có thanh khoản giảm. Trong 100 đồng tài sản thì chỉ có 2,93 đồng tài sản có thanh khoản. Nguyên nhân dẫn

đến chỉ tiêu này trong năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 là trong năm 2008 NHNN đã nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tài sản có thanh khoản giảm. Tại sao NHNN nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tài sản có thanh khoản giảm, bởi vì tài sản có thanh khoản thì bao gồm cả tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN, tiền gửi tại NHNN và tiền mặt.

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI EXIMBANK CẦN THƠ pptx (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)