Năm 1991 và năm 1992 được NHNN và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao một phần trong chương trình viện trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.
Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ và tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN.
Năm 1995, Eximbank là thành viên hiệp hội các định chính tài trợ phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP). Và đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng (Bank Modernization Project) do NHNN tổ chức với sự tài trợ của ngân
hàng thế giới. Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức.
Năm 1998 được Chase Manhattan Bank New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”.
Tháng 3/2005 kết nối thành công hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank – Eximbank. Tháng 9/2005 nhận cúp vàng Top Ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hổ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam tổ chức. Tháng 11/2005 là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ Eximbank Visa Debit.
Tháng 01/2006 đã vinh dự nhân bằng khen do ngân hàng Standard charterd Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế và cúp vàng thương hiệu Việt (lần thứ 2). Tháng 4/2006 đạt giải thưởng “thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do đọc giả thời báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn.
Trong tháng 1 và tháng 5 năm 2007 vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered bank và HSBC trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế. Cũng trong tháng 5/2007 chính thức trở thành thành viên tổ chức IFC (Công ty tài chính quốc tế toàn cầu).
Lần lược tháng 10 và tháng 11 năm 2007 đạt giải thưởng “thương hiệu vàng” và giải thưởng “Top Trade Services”.
Tháng 2/2008 được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh Toán Quốc Tế Xuất Sắc và nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.
Tháng 4/2008 nhận được danh hiệu “Thương Hiệu Vàng 2007”, 4 năm liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn. Và đến tháng 7/2008 nhận được danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Banker trao tặng.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1. Lịch sử hình thành
Tp Cần thơ là một tỉnh trọng điểm về kinh tế của vùng ĐBSCL có đến 13 tỉnh thành. Nằm trong vùng tương đối được ưu đãi về thiên nhiên nên TP Cần Thơ đã được nhà nước đầu tư rất nhiều như có sân bay Cần Thơ, Cảng biển, khu chế xuất Trà Nóc cùng đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật từ các trường đại học trong vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Nắm bắt được những thuận lợi đó của Cần Thơ, ngày 28/3/1995 Eximbank Việt Nam đã quyết định đặt một chi nhánh mới là Eximbank Cần Thơ theo “Giấy chấp thận mở chi nhánh ở trong nước thuộc NHTM cổ phần” Số 0024/GCT của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, với tên gọi là chi nhánh NHTM Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tỉnh Cần Thơ, gọi tắt là Eximbank Cần Thơ hay EIB Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ ba sau chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng. Trụ Sở giao dịch của Eximbank Cần Thơ đặt tại số 02 Điện Biên Phủ, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Và ngày nay trụ sở chính của Eximbank Cần Thơ là số 8 đường Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Eximbank chi nhánh Cần Thơ 3.2.2.1. Chức năng
Eximbank Cần Thơ là ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ của một NHTM đạt chuẩn quốc tế.
3.2.2.2. Nhiệm vụ
Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất về tiền gửi, lãi suất cho vay, các tỷ lệ hoa hồng, tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của Eximbank Việt nam và quy định của NHNN. Ngân hàng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn – trung - dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, tài trợ dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống SWIFT
- Kinh doanh ngoại tệ
- Dịch vụ trọn gói phục vụ du học sinh
- Phát hành và thanh toán các loại thể ngân hàng - Cung cấp các dịch vụ kiểm ngân, thu và chi nội hộ
- Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘPHẬN PHẬN
Eximbank Cần Thơ có cơ cấu tổ chức khá hợp lý và hiệu quả gồm có: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 7 phòng ban và 4 phòng giao dịch.
Hình 1: Cơ cấu tổ chức Eximbank Cần Thơ Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng Ngân Quỹ Phòng Hành Chính Nhân Sự Tổ Thẩm ĐịnhGiá Phòng Kinh Doanh
Tổng Hợp Phòng Thanh ToánQuốc Tế
Phòng Giao Dịch Cái Răng
Phó Giám Đốc
Phòng Giao Dịch
3.3.1. Ban giám đốc:gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
a) Giám đốc
- Đại diện pháp nhân của chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tại Cần Thơ.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn liếng, tổ chức và điều hành cán bộ của Chi nhánh.
- Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động công tác của Chi nhánh.
- Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.
- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh.
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của Việt Nam Eximbank.
b) Phó giám đốc
- Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
- Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
- Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.
- Điều hành mọi mặt công tác của Chi nhánh lúc vắng mặt sự ủy nhiệm chính thức của Giám đốc.
3.3.2. Phòng ngân quỹ
-Tiếp nhận kiểm đếm thu chi tiền mặt và các chứng từ có giá.
- Tổ chức các hoạt động ngân quỹ bao gồm các mặt công tác tiếp nhận, kiểm đếm, quản lí kho, thu chi tiền mặt và các chứng từ có giá.
- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tiền mặt tại quầy.
- Thực hiện việc điều chuyển tiền về hội sở, chi trả các khoản chuyển tiền về chi nhánh bạn và ngoài hệ thống cho khách hàng.
3.3.3. Phòng tín dụng
- Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng, thể lệ của Nhà nước.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể.
- Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay.Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và bảo lãnh khi có nhu cầu, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn tài chính và đầu tư…
3.3.4. Phòng dịch vụ khách hàng
Bao gồm tổ kế toán giao dịch, tổ kế toán tổng hợp và tổ thẻ tín dụng.
a) Tổ kế toán
- Ghi chép toàn bộ các công việc phát sinh trong ngày
- Hạch toán kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định, thực hiện hạch toán kế toán BHXH và bảo hiểm Y tế, hạch toán thuế phải nộp.
- Lưu trữ chứng từ cho cả Chi nhánh.
- Hướng dẫn khách hàng, các đơn vị nội bộ sử dụng chứng từ, biểu mẫu đúng theo quy định của Ngân hàng.
- Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, kế toán các khoản thu chi trong ngày, mở tài khoản mới cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, với ngân hàng khác, và với ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Báo cáo quyết toán, phân tích lãi lỗ từng kỳ hoạt động của ngân hàng. - Tổng hợp chi tiết, lên cân đối hoạt động của ngân hàng.
- Báo cáo quyết toán hằng năm lên ngân hàng Hội sở.
b) Tổ thẻ tín dụng
- Thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ Quốc tế, thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ, tư vấn du học trọn gói.
- Giúp giám đốc thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong và ngoài nước.
- Thực hiện phát hành thẻ thông qua phòng thẻ tín dụng hội sở và thanh toán thẻ tín dụng.
- Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tín dụng - Đề xuất và xây dựng kế hoạch tiếp thị.
3.3.5. Phòng hành chính nhân sự
- Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và công tác đào tạo nhân viên cho ngân hàng.
- Thực hiện các công tác về hành chính của Ngân hàng như quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm…
- Phụ trách lương, xét khen thưởng.
- Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ - công nhân viên trong Ngân hàng.
- Thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ Nhà nước.
3.3.6. Tổ thẩm định giá
- Theo dõi tình hình lãi suất trên thị trường, qua việc thu thập các số liệu về lãi suất của các ngân hàng.
- Tham mưu cho giám đốc về lãi suất của ngân hàng. - Thẩm định các dự án vay vốn, bảo lãnh vay vốn
- Thẩm định giá cả các loại giấy tờ có giá, thẩm định các dự án xét duyệt cho vay.
3.3.7. Phòng kinh doanh tổng hợp
Định hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, đề xuất những biện pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chỉ đạo của giám đốc.
3.3.8. Phòng thanh toán quốc tế
- Bảo lãnh hàng hoá trả chậm, trả ngay.
- Thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu giữa khách hàng và các đơn vị nước ngoài. Thanh toán tiền hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế: L/C, chuyển tiền, nhờ thu…được thực hiện nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được chi phí lớn nhờ vào mối quan hệ đại lý mật thiết với các Ngân hàng trên thế giới.
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2006 – 2008
Bảng 1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3 năm qua (2006 – 2008)
ĐVT:Triệu đồng
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 CHÊNH LỆCH
2007 – 2006 CHÊNH LỆCH 2008 - 2007 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ lệ* (%) Số tiền Tỷ lệ* (%) Số tiền Tỷ lệ* (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 58.499 100,00 130.140 100,00 283.463 100,00 71.641 122,47 153.323 117,81 Thu từ lãi 55.269 94,48 120.526 92,61 269.801 95,18 65.257 118,07 149.275 123,85
Thu ngoài lãi 3.230 5,52 9.614 7,39 13.662 4,82 6.384 197,65 4.048 42,11
2. Tổng chi phí 50.596 86,49 110.809 85,15 233.206 82,27 60.213 119,01 122.397 110,46
Chi trả lãi 39.848 68,12 93.677 71,98 202.127 71,31 53.829 135,09 108.450 115,77
Chi ngoài lãi 10.748 18,37 17.132 13,16 31.079 10,96 6.384 59,40 13.947 81,41
3. Thu nhập trước thuế 7.903 13,51 19.330 14,85 50.257 17,73 11.427 144,59 30.927 159,99
Thu nhập từ lãi 15.421 26,36 26.849 20,63 67.674 23,87 11.428 74,11 40.825 152,05
Thu nhập ngoài lãi (7.518) (12,85) (7.519) (5,78) (17.417) (6,14) (1) 0,01 (9.898) 131,64
4. Thu nhập sau thuế 5.690,16 9,73 13.917,60 10,69 36.185,04 12,77 8.227,44 144,59 22.267,44 159,99
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng) Ghi chú: Tỷ lệ* là tỉ lệ % so với tổng doanh thu
Nhìn vào bảng trên, ta thấy tất cả các chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2006 – 2008 đều tăng mạnh.
Tổng doanh thu của ngân hàng mỗi năm đều tăng trên 117%, cụ thể là năm 2007 tăng 122,47% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 117,81% so với năm 2007. Tổng do thu tăng là do doanh thu từ lãi và doanh thu ngoài lãi tăng, cụ thể trong năm 2007 so với năm 2006 doanh thu từ lãi tăng 65.257 triệu đồng (tăng 118,07%) và doanh thu ngoài lãi tăng 6.384 triệu đồng (tăng 197,65%). Đối với năm 2008 doanh thu từ lãi tăng 123,85% (tăng 149.275 triệu đồng) so với năm 2007. Và doanh thu ngoài lãi lại tăng, tăng 42,11% (tăng 4.048 triệu đồng). Bên cạnh đó, doanh thu từ lãi mỗi năm chiếm tỷ trọng trên 92% tổng doanh thu, tuy nhiên lại tăng không đều qua 3 năm 2006-2008 (năm 2006 tăng 94,48%; năm 2007 lại giảm còn 92,61%; nhưng đến năm 2008 lại tăng vọt lên 95,18%). Qua số doanh thu từ lãi tăng từ 92% trở lên cho chúng ta thấy hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo và là nguồn đem lại doanh thu chủ yếu cho ngân hàng.
Doanh thu ngoài lãi tuy không giữ vai trò chủ đạo trong doanh thu của ngân hàng, nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào tổng doanh thu của ngân hàng (bình quân chiếm khoảng 5.91% tổng doanh thu). Tuy nhiên doanh thu ngoài lãi trong 3 năm 2006-2008 có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể trong năm 2006 doanh thu ngoài lãi chiếm 5,52% tổng doanh thu, năm 2007 là 7,39% đến năm 2008 lại giảm xuống còn 4,82%. Điều này cho ta thấy rằng doanh thu ngoài lãi không phải là nguồn thu ổn định và không phải là nguồn thu chủ yếu cho tổng doanh thu của ngân hàng. Chỉ có doanh thu từ lãi cho vay mới là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong 3 năm qua.
Về mặt chi phí, tổng chi phí tăng hơn 110% mỗi năm (năm 2007 tăng 119,01% so với năm 2006; năm 2008 tăng 110,46% so với năm 2007) và chi trả lãi tăng mạnh hơn chi trả ngoài lãi. Chi trả lãi tăng mạnh (mỗi năm tăng trên 115%; năm 2007 so với năm 2006 tăng 135,09%; năm 2008 tăng 115,77% so với năm 2007) là do ngân hàng phải tăng cường huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng. Vì trong năm 2007, năm 2008 là năm NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ làm cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng giảm.
Bên cạnh đó do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng mà tất cả các ngân hàng đều phải tăng lãi suất đầu vào cũng là nguyên nhân làm cho chi trả lãi tăng cao.
Chi phí ngoài lãi bao gồm các loại chi phí như chi phí từ hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động ngân hàng, chi dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí từ hoạt động khác. Qua bảng 1 ta thấy tỷ trọng chi phí ngoài lãi trên tổng doanh thu thấp hơn tỷ trọng chi phí trả lãi trên tổng doanh thu. Bởi vì các dịch vụ tín dụng của Eximbank Cần Thơ phát triển hơn dịch vụ phi tín dụng. Điều đó làm cho chi phí trả lãi cao hơn chi phí ngoài lãi. Tỷ trọng chi ngoài lãi so với tổng doanh thu giảm dần qua các năm (năm 2006 chi phí ngoài lãi trên tổng doanh thu là 18,37%; năm 2007 là 13,17%;