a) Phân tích tổng quát nguồn vốn
Như chúng ta biết ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ. Nguồn vốn để ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và nguồn vốn tự có. Nhưng nguồn vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng và quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Eximbank Cần Thơ với vị thế nằm ở trung tâm TP Cần Thơ, phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hổ trợ vốn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh ngoại tệ, hỗ trợ du học… Để đáp ứng được các lĩnh vực hoạt động ngân hàng phải đủ nguồn vốn. Sau đây ta đi vào phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm, để thấy được nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm qua (năm 2006 – 2008) ra sao?
Bảng 3: Bảng thể hiện nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Ghi chú: Tỷ lệ* % là tỷ lệ % so với tổng nguồn vốn
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lêch 2007-2006 Chênh lêch 2008-2007 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ%
Vốn huy động 507.659 98,47 1.094.374 98,26 1.248.779 97,63 586.715 115,57 154.405 14,11
Vốn và các quỹ 7.903 1,53 19.334 1,74 30.268 2,37 11.431 144,64 10.934 56,55
Qua tình hình số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2006 tổng nguồn vốn của ngân hàng 515.562 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên 1.113.708 triệu đồng và năm 2008 là 1.279.047 triệu đồng. Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ tăng vốn qua các năm thì năm 2007 so với năm 2006 tăng rất mạnh, tăng 598.146 triệu đồng hay tăng 116,02%; năm 2008 tăng 14,85% hay tăng 165.339 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn năm 2007 tăng 116,02% so với năm 2006 là do trong năm 2007 là năm nền kinh tế phát triển nóng, lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng tăng và Eximbank hội sở phát hành cổ phiếu để huy động vốn, làm cho nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ tăng lên đáng kể. Năm 2007 Eximbank hội sở phát hành thêm 158.762.900 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần). Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm đều tăng là do vốn huy động, vốn và các quỹ tăng.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm Tr iệ u đồ ng Vốn và các quỹ Vốn huy động Tổng nguồn vốn
Hình 2: NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Ta thấy nguồn vốn huy động có xu hướng tăng lên qua các năm và vốn huy động chiếm 1 tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, và vốn huy động trên tổng nguồn vốn trong 3 năm qua luôn chiếm trên 97%; năm 2006 vốn huy động chiếm 98,47% tổng nguồn vốn; năm 2007 chiếm 98,26%; năm 2008 thì lên đến 97,63%. Điều này cho thấy ngân hàng đang rất thuận lợi trong công việc kinh doanh, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Vì
uy tín và chất lượng phục vụ được nâng cao nên khách hàng đến gửi tiền nhiều nên nguồn vốn liên tục tăng. Vốn huy động so với tổng nguồn vốn tăng cũng là một lợi thế trong kinh doanh của ngân hàng so với các ngân hàng bạn.
Vốn và các quỹ của ngân hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 11.431 triệu đồng hay tăng 144,64%; năm 2008 tăng 56,55% tức là tăng 10.934 triệu đồng so với năm 2007. Nguồn vốn và các quỹ của ngân hàng năm 2007 tăng mạnh là do ảnh hưởng tác động của việc Eximbank hội sở phát hành cổ phần huy động vốn. Tuy nhiên vốn và các quỹ so với tổng nguồn vốn cũng tăng qua các năm; năm 2006 vốn và các quỹ chiếm 7.903 triệu đồng tức là chiếm 1,53% so với tổng nguồn vốn; năm 2007 tăng lên 19.334 triệu đồng (chiếm 1,74% tổng nguồn vốn); năm 2008 vốn và các quỹ tăng lên 30.268 triệu đồng (chiếm 2,37%). Qua điều này làm cho ta thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng rất tốt. Chính vì kết quả kinh doanh tốt nên lợi nhuân giữ lại tăng dẫn đến vốn điều lệ tăng và các quỹ tăng.
Phân tích nguồn vốn huy động
Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, điều này cho thấy sự khác nhau giữa việc kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp hàng hóa khác. Huy động vốn là vấn đề quan trọng trong việc tạo vốn để cho vay và phát triển, đồng thời nó cũng là vấn đề cơ bản để quyết định cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mỗi ngân hàng thương mại. Ngân hàng huy động vốn từ nền kinh tế ( tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành giấy tờ có giá và tài sản nợ khác).
Bảng 4: Bảng thể hiện nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Ghi chú: Tỷ lệ* % là tỷ lệ % so với nguồn vốn huy động
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lêch 2007-2006 Chênh lêch 2008-2007 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ%
Tiền gửi của TCTD khác 3.600 1,00 130 0,01 104 0,01 (3.470) (96,39) (26) (20,00)
Tiền gửi của các TCKT,
dân cư 342.357 95,46 929.512 99,90 1.116.744 91,71 587.155 171,50 187.232 20,14
Phát hành giấy tờ có giá 12.672 3,53 764 0,08 100.902 8,29 (11.908) (93,97) 100.138 13.107,07
Tài sản nợ khác 149.030 29,36 163.968 14,98 31.029 2,48 14.938 10,02 (132.939) (81,08)
Qua bảng số liệu nguồn vốn huy động của ngân hàng ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm; năm 2006 vốn huy động 507.659 triệu đồng; năm 2007 là 1.094.374 triệu đồng tăng 586.715 triệu đồng hay tăng 115,57% so với năm 2006; năm 2008 là 1.248.779 triệu đồng tăng 154.405 triệu đồng hay tăng 14,11% so với năm 2007. Trong 2 năm 2007 và năm 2008 công tác huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều thuận lợi do lãi suất tăng cao trong khi giá vàng, giá chứng khoán không ổn định và bất động sản thì đóng băng. Do đó người dân gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn và an toàn hơn.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỐN HUY ĐỘNG
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm Tr iệ u đồ ng
Tiền gửi của TCTD khác Phát hành giấy tờ có giá Tài sản nợ khác
Tiền gửi của các TCKT, dân cư
Tổng vốn huy động
Hình 3: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Tuy công tác huy động vốn của ngân hàng 3 năm qua gặp nhiều thuận lợi nhưng cơ cấu vốn huy động của ngân hàng cũng có sự biến động lên xuống, điều này ảnh hưởng đến cơ cấu trả lãi tiền gửi và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay của ngân hàng, do đó cần phải nắm rõ sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Cụ thể ta đi vào phân tích từng sự biến động của các khoản mục vốn huy động.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác: Trong kết cấu nguồn vốn huy động được của ngân hàng thì tỷ trọng tiền gửi của các TCTD qua 3 năm đều chiếm tỷ lệ rất thấp chưa quá 1% so với tổng vốn huy động. Chứng tỏ đây không phải là nguồn vốn huy động chủ lực của ngân hàng. Năm 2006 tiền gửi của các
TCTD khác chiếm 1% so với tổng nguồn vốn huy động (tức là chỉ chiếm 3.600 triệu đồng trong 358.629 triệu đồng vốn huy động); năm 2007 chỉ còn 130 tiệu đồng, chiếm 0,01% tổng nguồn vốn huy động; năm 2008 còn 104 triệu đồng, chiếm gần bằng 0,01% so với tổng vốn huy động. Điều này cho ngân hàng thấy không nên quá tập trung vào hình thức huy động từ nguồn này. Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ tiền gửi các TCTD khác của năm này so với năm trước thì năm 2007 giảm 96,39% so với năm 2006; năm 2008 so với năm 2007 giảm 20%.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) dân cư: Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT dân cư qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung tiền gửi của các TCKT dân cư tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2007 tiền gửi của các TCKT dân cư là 929.512 triệu đồng, tăng 171,50% so với năm 2006. Đến năm 2008 là 1.116.744 triệu đồng, tăng 20,14% so với năm 2007. Và tỷ lệ tiền gửi của các TCKT dân cư so với nguồn vốn huy động cũng chiếm tỷ lệ rất cao trên 91% qua các năm; năm 2006 chiếm 95,46% so với nguồn vốn huy động; năm 2007 chiếm tỷ lệ 99,90%; năm 2008 là 91,71%. Đây là nguồn vốn huy động chủ lực của ngân hàng, ngân hàng cần tập trung khai thác tối đa nguồn lực này. Thể hiện qua việc ngân hàng huy động nguồn lực này đạt đến mức 99,90% trong năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi của các TCKT dân cư tăng mạnh là vì trong năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế tăng trưởng nóng, lãi suất tiền gửi liên tục tăng trong khi giá vàng và giá chứng khoán không ổn định, nên các TCKT dân cư gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn và an toàn hơn.
Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh việc huy động vốn từ các hình thức tiền gửi thì ngân hàng còn huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá cả ngắn hạn lẫn dài hạn, hình thức này cũng thu hút một lượng vốn đáng kể vào vốn huy động của ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy tiền phát hành giấy tờ có giá thì ngược với tiền gửi của các TCKT dân cư, tiền phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh trong năm 2007 và tăng mạnh trong năm 2008. Trong năm 2007 tiền phát hành giấy tờ có giá giảm 11.908 triệu đồng (giảm 93,97%) so với năm 2006. Và
trong năm 2008 tiền phát hành giấy tờ có giá tăng 13.107,07% so với năm 2007. Nguyên nhân đến tiền phát hành giấy tờ có giá tăng với tốc độ kinh hoàng này là do vào đầu năm 2008 Eximbank hội sở phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn. Và năm 2008 lãi suất cổ phiếu, trái phiếu tăng mạnh nên lượng tiền khách hàng đầu tư vào nhiều hơn năm 2007.
Tài sản nợ khác của ngân hàng giảm qua các năm, đây là dấu hiệu rất tốt trong kinh doanh. Và điều này cho thấy lượng tài sản ngân hàng nợ các đơn vị khác giảm, ngân hàng đang trên đà phát triển tốt. Năm 2006 tài sản nợ khác là 149.030 triệu đồng chiếm 28,91% so với tổng nguồn vốn; năm 2007 giảm còn 14,72%; năm 2008 còn 4,23%. Và trong năm 2007 tài sản nợ khác tăng 14.938 triệu đồng hay tăng 10,02% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tài sản nợ khác giảm được 132.939 triệu đồng tương đương giảm 81,08% so với năm 2007.
4.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH