Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 69 - 75)

6. Mở đầu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Tuy có nhiều thành tựu với tình hình thanh khoản khá ổn định nhưng ACB vẫn phải đối mặt với một số hạn chế còn tồn tại sau:

Thứ nhất, mơ hình quản trị rủi ro thanh khoản đã được đề ra nhưng việc đưa

vào thực tế hoạt động còn chậm, và chưa được quan tâm như rủi ro tín dụng. Các bộ phận liên quan vào q trình quản trị rủi ro thanh khoản còn chưa phát huy được vai trị quan trọng của mình. Điều này thể hiện ở sự mờ nhạt của ALCO trong công tác này, sự thiếu hẳn các chính sách cụ thể hướng dẫn quản trị rủi ro thanh khoản theo tình hình của ACB, cũng như thiếu các chính sách cụ thể và khung quản trị rủi ro thanh khoản cho toàn ngân hàng.

Thứ hai, vai trò cũng như chất lượng hoạt động của quản trị tài quản trị tài

sản “Nợ” - tài sản “Có” nói chung và trong quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng cịn yếu, mức độ trưởng thành chủ yếu mới ở trình độ phân tích khe hở truyền thống kết hợp với một số đặc điểm của của mức độ cao hơn như cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ. Cơ chế định giá nội bộ tuy đã đi vào hoạt động nhưng chưa có sự liên kết giữa định giá vốn với chi phí, rủi ro và khả năng đáp ứng thanh khoản của ACB, làm giảm tính hiệu quả của cơ chế này trong việc quản trị tài sản “Nợ” - tài sản “Có” .Việc tìm kiếm, thu thập thông tin và dữ liệu cho việc phân tích và dự báo trong quy trình này cũng tồn tại như một thử thách đối với ACB.

Thứ ba, các biện pháp đối phó với rủi ro thanh khoản của ACB cịn thiếu định hướng. Các chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản khi xảy ra của ACB còn mang tính tự phát. Việc đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng các nguồn cung thanh khoản như ACB đã thực hiện là khá tốt nhưng việc sử dụng những nguồn này khi rủi ro thanh khoản xảy ra như thế nào cho hợp lý nhất, an tồn nhất với chi phí rẻ nhất trong từng tình huống căng thẳng khác nhau là chưa được tính tới. ACB cịn thiếu chuẩn bị trong công tác này.

Thứ tƣ, ACB cịn yếu trong cơng tác phân tích và dự báo thị trường. Ngân

hàng vẫn cịn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước. Mới chú trọng chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn mà thiếu đi việc thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường để dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, vì vậy cịn bị động trước những tác động thị trường.

Thứ năm, các ngân hàng đang rơi vào vòng xoáy tăng lãi suất trên thị trường gần đây, tuy không phải do thanh khoản yếu mà thiên về yếu tố cạnh tranh, tuy vậy, việc hoạt động trong môi trường thiếu lành mạnh này có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy ACB vào rủi ro thanh khoản trong tương lai

Nguyên nhân của các hạn chế trên

Các nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp lý cho hoạt động ngân hàng chƣa đầy đủ và chƣa đồng bộ: Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay là khá đồ

sộ nhưng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng cịn bị đánh giá là thiếu và yếu, nhiều khi chồng chéo và khó hiểu. Tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định mới, đặc biệt phải kể đến luật các TCTD và luật NHNN được chính phủ phê duyệt năm 2010 và thông tư 13 về các tỷ lệ an toàn tối thiểu mới cho các TCTD hướng tới chuẩn quốc tế Basel 2, Basel 3 song thực tế hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và chưa chuẩn với các thơng lệ quốc tế đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế và trong hoạt động của các NHTM

Chính sách tiền tệ thiếu nhất quán và đa mục tiêu: Các giải pháp của chính phủ và NHNN thường nhắm vào các mục tiêu ngắn hạn, do đó thường thiếu nhất quán và hiệu quả chưa cao. Chẳng hạn như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Do chính sách nới lỏng cùng với mức tăng trưởng không tương xứng dẫn đến lạm phát, tỷ giá hối đối tăng..để ổn định tình hình NHNN lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất, và gây khó khăn về thanh khoản cho các NHTM nhỏ …

Sự thiếu minh bạch, cơng khai hóa thơng tin: Các thơng tin chính xác về

tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa minh bạch. Ở Việt Nam hiện nay, ngồi trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN là CIC thì cũng chưa có một cơng ty định mức tín dụng chun nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích luồng thơng tin tài chính, định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ NHTM trong cơng tác thẩm định

khách hàng để cho vay. Chính việc thiếu hụt những thơng tin đa dạng, chuẩn xác đó đã khiến cho chất lượng tín dụng của các NHTM khơng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng, do đó cũng dễ dàng đẩy NHTM vào trạng thái rủi ro thanh khoản

Nguyên nhân từ nền kinh tế bất ổn: Trong những năm gần đây nền kinh tế

có những biến động xấu như tăng trưởng tín dụng q nóng vào năm 2007 dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, bất ổn trong nền kinh tế năm 2008, sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và giá USD đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân chúng khiến hoạt động huy động và cho vay gặp nhiều khó khăn, dịng tiền vào cũng như dịng tiền ra bị hạn chế và bất ổn gây khó khăn trong việc theo dõi và dự đốn trạng thái dịng tiền.

Nguyên nhân từ phía các ngân hàng khác: Hiện nay tính liên kết hệ thống

giữa các NHTM còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác, làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. Trong những năm qua các NHTM liên tục chạy đua tăng lãi suất. Để cạnh tranh được trên thị trường, nhiều ngân hàng bất chấp rủi ro, đưa ra các hình thức khuyến mại, thưởng để huy động với lãi suất cao hơn, có trường hợp khơng quan tâm tới đồng thuận lãi suất ở mức trần lãi suất gây náo loạn thị trường. Gần đây, hành vi đảo tiền cũng đã tạo áp lực về vốn trên thị trường. Có những thời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng thấp hơn thị trường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế, khơng ít ngân hàng có hạn mức hoạt động trên liên ngân hàng đã lấy vốn đem về thông qua các cơng ty con của mình gửi vào các ngân hàng khác để lấy chênh lệch. Nhiều ngân hàng thường cung vốn trên liên ngân hàng gặp phải tình trạng: Vốn của ngân hàng này bị ngân hàng khác lấy với lãi suất thấp, sau đó gửi ngược vào chính ngân hàng này với lãi suất cao tạo nên một lượng vốn không an tồn và khơng hiệu quả.

hướng hành động theo phong trào và có những phản ứng thái quá như rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, rút tiền để mua vàng, mua đơ la Mỹ để tích trữ… trước những thơng tin xấu làm tăng sự bất ổn của thị trường, gây ra rủi ro lớn về biến động dịng tiền, gây khó khăn cho các NHTM nói chung và cho ACB nói riêng.

Các nguyên nhân chủ quan:

Chƣa có sự quan tâm và đầu tƣ đúng mức cho quản trị rủi ro thanh khoản: Tình hình chung hiện nay trong hệ thống ngân hàng là quản trị rủi ro thanh

khoản cũng như quản trị rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, tuy đã được triển khai nhưng còn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các nguồn lực mới chỉ chú trọng vào vận hành và phát triển hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Điều này bắt nguồn từ nhận thức của các cấp lãnh đạo, còn đánh giá tầm quan trọng của rủi ro thanh khoản chưa cao và chưa gắn kết được rủi ro này với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường…Sau đó là đến văn hóa rủi ro thanh khoản trong ngân hàng còn thiếu, dẫn đến việc thiếu ý thức và hiểu biết về khái niệm và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản trong nhân viên.

Quá trình quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM vẫn chƣa nghiêm túc: Một sự chủ quan, một kế hoạch tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới quá

nhanh so với nội tại của ngân hàng, khả năng quản lý chưa theo kịp với biến động nhanh chóng của thị trường, kể cả biến động do chính sách…đều là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thanh khoản của ACB thời gian qua. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ALCO và bộ phận huy động vốn ( bộ phận giữ vai trò báo cáo chi tiết các nguồn vốn lớn của tổ chức và cá nhân, với bộ phận giao dịch, bộ phận thông tin tuyên truyền, quan hệ quốc tế, tiếp thị và tín dụng). Bản thân cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự lưu tâm của các nhà quản trị ngân hàng. Do sức ép tăng trưởng và lợi nhuận, các nhà quản trị vẫn thường nhấn mạnh vào rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng…mà quên mất rủi ro thanh khoản (rủi ro quan trọng và nguy hiểm nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. )

Trình độ cán bộ cơng nhân viên cịn chƣa tƣơng xứng: Rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là những khái niệm tuy không mới nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu và đổi mới .Việc tiếp cận các bài nghiên cứu, hướng dẫn và thông lệ mới trên thế giới còn hạn chế đối với các nhân viên ngân hàng. Hơn nữa, một phần không nhỏ cán bộ, nhân viên của ACB còn rất thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu để có thể thực hiện quản trị rủi ro với hiệu quả tối đa, nhất là đối với một vấn đề khó như rủi ro thanh khoản.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn hạn chế : Áp dụng khoa học cơng nghệ

và trang thiết bị tiên tiến vào hoạt động quản trị ngân hàng là một điều tất yếu. Tuy nhiên trên thực tế, cơ sở vật chất của ACB còn một số hạn chế, chưa áp dụng công nghệ hiện đại, nên cịn nhiều rủi ro tác nghiệp nói chung và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng.

Cịn có sự hiện diện việc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro: Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực mà rủi ro luôn thường trực. Điều quan trọng là các NHTM phải làm như thế nào để có lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro về mức thấp nhất. ACB cịn có hiện tượng chạy theo lợi nhuận và chấp nhận rủi ro cao. Như sự việc xảy ra vào tháng 8 năm 2012, để có được lãi suất cao, ACB đã ra chủ trương để ủy thác cho nhân viên gửi tiền VNĐ và USD vào ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do NHNN quy định . ACB đã làm sai quy định tại Điều 106 Luật các TCTD và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 của NHNN, gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho ACB 718,908 tỷ đồng.

Kết luận Chƣơng 2

Trong chương 2, học viên đã đưa ra phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và thực trạng quản trị thanh khoản nói riêng tại ACB. Từ đó, đưa ra những nhận xét về kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại cùng nguyên nhân.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)